» Tịnh Độ Đại Thừa http://www.tinhdodaithua.org Thu, 11 May 2023 16:54:29 +0000 en hourly 1 http://wordpress.org/?v=3.1.1 camnangtinhdo http://www.tinhdodaithua.org/?p=6047&utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=camnangtinhdo http://www.tinhdodaithua.org/?p=6047#comments Wed, 04 May 2022 21:56:20 +0000 admin http://www.tinhdodaithua.org/?p=6047 http://www.tinhdodaithua.org/?feed=rss2&p=6047 0 Cẩm nang Thiền: Tự Học Thiền http://www.tinhdodaithua.org/?p=2684&utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=c%25e1%25ba%25a9m-nang-thi%25e1%25bb%2581n http://www.tinhdodaithua.org/?p=2684#comments Fri, 23 Nov 2012 05:38:27 +0000 admin http://tinhdodaithua.org/?p=2684 Continue reading ]]> Sách bán tại amazon $19.95 US Dollars

Thiền là một cuộc du hành qua Tĩnh Mịch có thể giúp chúng ta hồi phục sự thăng bằng của thân thể, lý trí, tình cảm và cả tâm linh. Trong quá trình tu tập, chúng ta sẽ dần dần khai mở trí huệ vốn sẵn có, khám phá nơi trú ẩn bí mật của tự tâm (inner sanctuary) và phát triển sự an lạc sâu xa.
- Tỳ Kheo Thích Vĩnh Hoá

Tổ Bồ Đề Đạt Ma, dòng Thiền Chánh Pháp từ Đức Phật Thích Ca, đã truyền mạng mạch Thiền sang Trung Quốc, được tôn là Sơ tổ Thiền ở Trung Hoa.Như thế mà được truyền qua Tâm Ấn cho đến đời Lục tổ Huệ Năng. Dòng Thiền này chia làm năm nhánh mà Thiền Quy Ngưỡng là một.

Ngài Hư Vân đại lão Hòa Thượng là vị Tổ đắc Thiền của dòng này, đã ấn chứng cho cố Hòa Thượng Tuyên Hóa là vị Tổ kế thừa (đời thứ 9).

Chúng tôi may mắn được tu luyện theo pháp của Hòa Thượng Tuyên Hóa. Dù công phu chưa đến đâu, cũng nguyện cống hiến chút kinh nghiệm và căn bản Thiền Chánh Tông cho những người hâm mộ Thiền mà chưa tìm được Thiện Tri Thức. Việc làm này nhằm báo ơn sâu dày của sư phụ trong muôn một.

]]>
http://www.tinhdodaithua.org/?feed=rss2&p=2684 14
Thông Báo http://www.tinhdodaithua.org/?p=1485&utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=1485 http://www.tinhdodaithua.org/?p=1485#comments Tue, 16 Aug 2011 05:53:26 +0000 admin http://tinhdodaithua.org/?p=1485 Chùa đóng cửa Thứ Bảy và Chủ Nhật ngày 3 và 4 tháng 9-2011.

    ]]>
    http://www.tinhdodaithua.org/?feed=rss2&p=1485 0
    Protected: Queu – Q&As http://www.tinhdodaithua.org/?p=1265&utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=queu-qas http://www.tinhdodaithua.org/?p=1265#comments Mon, 18 Jul 2011 15:36:07 +0000 admin http://tinhdodaithua.org/?p=1265

    This post is password protected. To view it please enter your password below:


    ]]>
    http://www.tinhdodaithua.org/?feed=rss2&p=1265 0
    Protected: Queu – monthly dhrama talks http://www.tinhdodaithua.org/?p=1045&utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=amitabha-chan-dharma-event http://www.tinhdodaithua.org/?p=1045#comments Tue, 28 Jun 2011 19:08:19 +0000 admin http://tinhdodaithua.org/?p=1045

    This post is password protected. To view it please enter your password below:


    ]]>
    http://www.tinhdodaithua.org/?feed=rss2&p=1045 0
    Thời gian 49 ngày http://www.tinhdodaithua.org/?p=682&utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=question-template-do-not-show http://www.tinhdodaithua.org/?p=682#comments Thu, 21 Apr 2011 04:13:56 +0000 admin http://tinhdodaithua.org/?p=682 Continue reading ]]> Câu hỏi:

    Khoảng thời gian 49 ngày được tính từ ngày chết hay từ ngày an táng? Có nhiều người xuất gia nói rằng nó được tính từ ngày an táng.

    DX, Hungtington Beach, CA


    Trả lời: Tôi không đồng ý với những người xuất gia nói là thời gian 49 ngày tính bắt đầu từ ngày an táng. 

    Họ cần coi lại Kinh Địa Tạng.

    Kinh nói rõ ràng rằng sau khi chết, bà con và bạn bè còn lại có được 49 ngày để tạo công đức trên danh nghĩa người chết để giúp họ có được một sự tái sinh tốt hơn.

    ]]>
    http://www.tinhdodaithua.org/?feed=rss2&p=682 0
    Protected: Thiền Thất – sc PT http://www.tinhdodaithua.org/?p=634&utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=thi%25e1%25bb%2581n-th%25e1%25ba%25a5t http://www.tinhdodaithua.org/?p=634#comments Wed, 13 Apr 2011 19:03:56 +0000 admin http://tinhdodaithua.org/?p=634

    This post is password protected. To view it please enter your password below:


    ]]>
    http://www.tinhdodaithua.org/?feed=rss2&p=634 0
    Bốn loại người http://www.tinhdodaithua.org/?p=547&utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=b%25e1%25bb%2591n-lo%25e1%25ba%25a1i-ng%25c6%25b0%25e1%25bb%259di http://www.tinhdodaithua.org/?p=547#comments Fri, 08 Apr 2011 07:24:30 +0000 admin http://tinhdodaithua.org/?p=547 Continue reading ]]> Qua sáu năm giảng dạy Thiền và Tịnh Độ, có bốn loại người đã đến với chúng tôi:

    1. Có tài mà không có đức
    2. Có tài và có đức
    3. Không có tài và không có đức
    4. Không có tài mà có đức.

    1.  Có tài mà không có đức: phần đông là loại người này. Họ thông minh và khá thành công trong việc đạt được những gì họ muốn một cách trót lọt bằng cách đi đường tắt hoặc không màng đến đạo đức nếu cần phải làm như vậy để đạt mục tiêu.

    Họ tự coi mình là người khôn ngoan, tài giỏi và thành thạo không ai bằng. Họ lấy làm tự hào là có thể nhận ra những gì giá trị và có lợi cho họ. Cuộc sống đối với họ là không ngừng theo đuổi danh vọng và/hoặc lợi nhuận.  Họ thường vồ lấy những gì họ có thể chiếm hữu và bỏ đi khi gặp một cơ hội khác tốt hơn.

    Vấn đề duy nhất và đáng tiếc là họ không nhận thức được giá trị chân thật của tu luyện. Người Trung Quốc đã ví von rằng: “họ đã đến một kho tàng vô giá thế mà lại trở về tay không”.

    Đáng thương thay, vì không lưu tâm đến sự tu tập cũng như không để ý đến phần tâm linh nên cả đời họ không hạnh phúc, họ thường sống trong nỗi bất an vì luôn luôn lo sợ bị thất bại.

    Những người này, nếu được Phật pháp chuyển hóa tư tưởng hành vi và biết kiên trì ngay cả khi thất bại, thử thách, thì họ trở thành:

    2.  Có tài và có đức: những cá nhân này khá đặc biệt. Họ nhẫn nhục chịu đựng mọi thử thách và kiên trì xoay sở để không bỏ cuộc trong việc tu luyện.

    Ví dụ, chúng tôi muốn hỗ trợ cho những người xuất gia, những người thật lòng muốn tìm hiểu làm thế nào để tu luyện. Đó là lý do tại sao chúng tôi cố gắng tạo nên một môi trường thuận tiện cho người tu luyện: họ chỉ cần tập trung vào sự tu tập mà không cần lo lắng gì đến tiền thuê nhà, tiền tiêu vặt và những nhu cầu căn bản khác. Chùa chúng tôi, mặc dù khá nhỏ, nhưng không tham gia các hoạt động thương mại như bán thức ăn hoặc xin hỗ trợ tài chính (chẳng hạn tồ chức những hoat động gây quỹ).  Chúng tôi sống đơn giản qua nhờ sự phát tâm hỗ trợ chân thật của những vị thí chủ; họ tin rằng chúng tôi xứng đáng làm phước điền cho họ vì sự nổ lực tu luyện của chúng tôi.

    Để có thể cùng nhau tu tập một cách hòa hợp và có hiệu quả, đối với những người xuất gia mới đến chùa này, họ cần phải trải qua ít nhất hai tháng thử thách trước khi họ được chính thức chấp nhận vào khuôn khổ của chúng tôi. Hãy tin tôi đi, hai tháng dài đằng đẳng này cũng được áp dụng luôn cho những người đang sống ở đây!

    Còn các cư sĩ tại gia, chúng tôi rất hãnh diện và quý mến họ. Họ học để trở thành những người cha người mẹ tốt hơn, những người anh, chị, em tốt hơn, những người con, người láng giềng tốt hơn và các thành viên của cộng đồng tốt hơn. Họ trở nên hiếu thảo, vui vẻ, và đáng tin cậy hơn.  Đây là những cá nhân rất xuất sắc, là những trụ cột thực sự của xã hội chúng ta.

    3.  Không có tài và không có đức: loại người này đại diện cho đa số những người đến chùa mà không có mục đích gì tốt lành hết.

    Một số đến khóc lóc với chúng tôi vì người thân đang bị bệnh hiểm nghèo mà họ không còn nơi nào khác để cầu cứu. Một số người đến tìm phép lạ có thể làm biến mất những rắc rối khó khăn của họ để họ lại có thể tiếp tục tạo nghiệp.

    Khi được cho biết rằng họ cần phải thay đổi và rằng phép lạ có thể xảy ra nếu họ đủ thành tâm, thì họ không tin.  Hoặc có lẽ, nó không có hiệu quả đối với họ, chỉ vì tôi ra điều kiện là họ cần phải thay đổi tư tưởng và lối sống nhưng họ không làm được.  Họ tưởng rằng những người xuất gia như chúng tôi, với lòng từ bi và tinh thần đạo đức, phải thực hành bố thí vô điều kiện.

    Thật ra họ cũng khá đúng.  Đối với những người đức hạnh gặp nạn, chúng tôi thực hành bố thí vô điều kiện.

    Hạng người vô tài vô đức rất dễ được phát hiện ra từ xa.  Có thể họ đang lái xe Mercedes nhưng tâm họ không an ổn vì từ nơi đáy lòng họ biết là mọi người không chấp nhận họ.  Họ không hạnh phúc vì cảm thấy không được niềm nỡ đón chào khắp mọi nơi. Họ không xứng đáng được giúp đỡ cho đến khi nào có sự chuyển biến trong tâm tư họ.

    4.  Không có tài mà có đức: Những người này có tiềm năng.  Phải mất nhiều thời gian hơn để hướng dẫn họ, nhưng cuối cùng họ cũng trổ hoa và phát huy trí huệ.

    Họ thường phán xét người khác.  Đối với hàng xuất gia, họ ngấm ngầm thường có tiêu chuẩn đạo đức khá cao và nghiêm ngặt.

    Khi họ được thuyết phục và chứng minh là những người xuất gia chúng tôi đã đạt được tiêu chuẩn đó thì cũng phải còn rất lâu họ mới có thể có được niềm tin.

    Hình như, hầu hết người xuất gia thuộc vào loại này. Nếu có lòng tin và tập trung tu luyện, họ có thể đạt được Thánh Quả. Đây là điểm đặc biệt của chương trình đào tạo tăng ni (Pháp Môn).

    Còn những người tại gia thuộc loại này (không tài có đức) nếu tiếp tục cố gắng, tất cả đều trở nên khỏe mạnh và khôn ngoan hơn. Họ cũng trở nên tài giỏi, khéo léo hơn.

    Tóm lại, trên đây là kinh nghiệm quan sát học hỏi thích thú nhất đối với tôi.

    Chắc chắn có người sẽ hỏi: tôi thích loại nào?

    Câu trả lời là … Không thích loại nào hết.

    Tại sao?

    Cuối cùng, một cách cụ thể hơn, quí vị cho tôi biết lý do tại sao quí vị xứng đáng được tôi giúp đỡ.

     

     

    ]]>
    http://www.tinhdodaithua.org/?feed=rss2&p=547 2
    Mê nhà quá trớn http://www.tinhdodaithua.org/?p=511&utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=me-nha%25cc%2580-qua%25cc%2581-tr%25c6%25a1%25cc%2581n http://www.tinhdodaithua.org/?p=511#comments Tue, 05 Apr 2011 04:18:50 +0000 admin http://tinhdodaithua.org/?p=511 Continue reading ]]> Có một làng kia nằm cạnh một giòng sông và một cái hồ lớn. Khi mực nước dâng cao, sông và hồ nhập lại như là một, khi mực nước rút xuống, chúng tách rời nhau.

    Theo bản năng thiên nhiên, những loài cá và rùa sống trong hồ dường như đều biết khi nào mùa mưa sẽ đến cũng như khi nào sẽ là hạn hán.

    Một ngày kia, chúng biết rằng hạn hán sắp đến nên chờ khi sông và hồ hòa nhập với nhau, chúng đều bơi thoát từ hồ qua sông. Tuy nhiên, có một con rùa không chịu làm theo, nó tuyên bố rằng: “Tôi đã được sinh ra và lớn lên ở đây, đây là căn nhà của tổ tiên tôi, tôi không bao giờ lìa xa nó!”

    Vì vậy vào mùa nóng, khi hạn hán đến và nước hồ khô cạn, chú rùa cô độc phải đào một cái lỗ và chôn mình trong đất sét để có thể sống sót.

    Tình cờ, chỗ đó cũng là nơi dân làng thường đến để lấy đất sét. Vì vậy một ngày kia, có người nông dân đi đào đất sét. Với cái xuổng lớn, ông đào xuống, vô tình làm nứt mu con rùa mà ông nghĩ rằng đó là một tảng đất sét lớn.

    Rất đau đớn, chú rùa nằm đó chờ chết và than rằng: “tôi đã sinh ra và sống ở nơi đây, tôi đã ẩn nấp trong đất sét, không chịu đi tìm nơi có sự sống; quí vị nên xem đây là một bài học thực tiển, chớ bám riết cái nhà để cho tử thần làm chủ.”

    Tất cả chúng ta cũng nên đề cao cảnh giác!

    Đừng tự nhủ rằng: “Tôi có nhà (ngôi nhà vật chất) ; tôi có thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác (cơ thể tôi là nhà của tôi); tôi có vợ /chồng, con trai và con gái, tôi tớ và người giúp việc (gia đình tôi là nhà của tôi); tôi có tiền của, bạc vàng, vật dụng quí báu (tài sản của tôi là nhà của tôi)”.

    Đừng theo đuổi, bám víu vào những vật chất bên ngoài. Những thứ này trói buộc chúng ta với ham muốn và dục vọng, làm cho chúng ta không thể thoát được bánh xe luân hồi, và làm cho cuộc sống đầy khó khăn, phiền não.

    Thay vào đó, chúng ta hãy quyết tâm tu luyện và trồng nhân cho sự tái sinh ở miền Tây phương Tịnh Độ ngay từ bây giờ. Làm được như vậy thì trong cuộc sống hiện tại chúng ta hưởng được thiền lạc; đạt sự giải thoát và ít bị phiền não quấy nhiễu. Tất nhiên cũng không bị mất mạng một cách vô lý như chú rùa cố chấp kia.

    Đây là động lực và cách xử sự của những người khôn ngoan.

    ]]>
    http://www.tinhdodaithua.org/?feed=rss2&p=511 0
    Hãy nói cho tôi biết http://www.tinhdodaithua.org/?p=415&utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=hay-noi-cho-toi-bi%25e1%25ba%25bft http://www.tinhdodaithua.org/?p=415#comments Sat, 26 Mar 2011 03:18:59 +0000 admin http://tinhdodaithua.org/?p=415 Continue reading ]]> Người Pháp có câu: “Dis moi qui es ton ami, je te dirai qui tu es” có thể dịch là “Hãy nói cho tôi biết bạn của quí vị là ai, tôi sẽ cho biết quí vị là người như thế nào “.

    Có một Nhà sư ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, mùa mưa ông về thành phố để xin muối và giấm. Dân làng rất cảm phục phong cách oai nghi của ông nên phát tâm cúng dường cho ông rất nhiều, thậm chí họ còn xây chỗ ở cho ông và thỉnh ông lưu lại làm thầy của họ. Ông đồng ý và ở lại.

    Sau đó, một vị sư khác đến thuyết giảng về Thường (sự vĩnh cửu). Người ta rất thích ông và mời ông làm thầy họ.  Rồi một vị sư khác đến thuyết giảng về  Đoạn (chủ nghĩa hư vô). Lần này, cư dân cũng ngưỡng mộ và tôn ông làm thầy.

    Theo thời gian, rất nhiều nhà sư đến nữa.  Người ta tôn kính những người mới đến, bỏ rơi vị thầy đương thời của họ và nhận người mới là vị thầy “có lẽ hợp thời hơn” của họ.

    Chứng kiến ​​tất cả cảnh này, vị sư đầu tiên rất thất vọng, ông ta rời thành phố và trở về núi. Ông đến thăm sư phụ của mình và bày tỏ sự thất vọng tràn trề của mình về dân chúng. Sư phụ ông nói: “Người khôn ngoan sẽ không bao giờ ở lại nơi mà con người không thể phân biệt phải trái.  Lúc ấy, con mong muốn gì vậy? ”

    Người có trí huệ tìm cầu, thân cận thiện tri thức.  Những kẻ không phân biệt chánh tà thường chỉ chạy theo thời thượng mà thôi.

    ]]>
    http://www.tinhdodaithua.org/?feed=rss2&p=415 0