Đề Tài: Khai Thị

Sống trong hiện tại theo quan điểm của Đại Thừa

Tôi thường nghe rằng chúng ta nên “sống trong giây phút hiện tại”, “bây giờ và ở đây”, “sống trong hiện tại” hoặc những câu tương tự, nhất là ở những nơi tu tập thiền.

Tôi cũng đã từng nghe nhiều giảng giải về những cụm từ này nhưng cảm thấy chưa thỏa mãn.  Vì vậy tôi muốn chia sẻ những ý kiến cá nhân về đề tài này đứng trên quan điểm Đại Thừa.

Trước hết, câu “sống trong giây phút hiện tại” ngụ ý nhắc nhở chúng ta không nên để tâm bị tán loạn. Chúng ta luôn luôn “vọng tưởng”: nghĩa là chúng ta không thể ngừng suy nghĩ.

Khai Thị | Phản hồi

Bàn Về Tổ Sư Đại Thừa

Đại Thừa có một hạng thầy đặc biệt gọi là tổ sư:

  1. Tổ sư là người thầy đã giác ngộ và đã được chứng nhận (là đã giác ngộ) bởi một vị tổ sư khác (tức là người cũng đã giác ngộ). Thời đại nay, rất nhiều người thầy tự xưng là đã giác ngộ mặc dầu chưa được chứng nhận bởi một vị tổ sư. Những vị thầy này có thể lường gạt được phàm phu chứ không thể nào qua mặt được một vị đã giác ngộ. Thật ra, ngoại trừ một vị tổ sư chân chính, các vị thầy đã giác ngộ rất hiếm khi tự thú nhận riêng với ai là mình đã giác ngộ, huống chi là tuyên bố mình đã giác ngộ.
Khai Thị | Phản hồi

Ra Chiến Trận

Cổ nhân nói có bốn điều phải ghi nhớ khi ra chiến trận:

  1. Trong nước mà bất hòa thì không nên viễn chinh.
  2. Trong quân mà bất hòa thì không nên xuất quân.
  3. Quân trong trận mà bất hòa thì không nên tiến quân.
  4. Tiến quân mà bất hòa thì không nên quyết thắng.

Người dân phải tin rằng người lãnh đạo biết đắn đo, suy nghĩ chín chắn, cẩn thận, quí mạng dân, tiếc nhân tài thì họ mới sẵn lòng hy sinh cho đại sự.

* * * * *

Khai Thị | Phản hồi

Trọng Nghĩa Khinh Tài

Ông Phạm Trọng Yêm làm đến Tể tướng nhà Tống mà nghèo suốt đời. Ông trọng nghĩa khinh tài và rất thích bố thí giúp người. Để dành lương bổng được nên mua một mảnh đất trồng trọt lấy lời giúp người. Hễ ai có tang tóc hoặc cưới hỏi đều giúp cả.

Con là Thuần Nhân, tính tình cũng như ông. Làm quan để dành được năm thùng thóc đem về quê. Trên đường gặp bạn cũ của cha đang bị ba cái tang nên cho hết năm thùng thóc cả. Hai con gaí người bạn cha lại lớn mà không có chồng bì thiếu hồi môn, liền cho luôn cả thyền chở thóc.

Khai Thị | Phản hồi

Bao Dung Người

Sấm sét không thể làm nho nhỏ để hòa với tiếng chuông khánh. Mặt trời, mặt trăng không thể làm cong để chiếu sáng hang cùng ngõ hẻm. Sông lớn không thể thu bờ hẹp để vừa ý kể muốn lội qua. Núi cao không thể hạ thấp để chiều lòng người muốn trèo chơi.

Cũng như thế, xe rộng không thể thu bánh xe để tạm qua đường hẹp. Thượng nhân, cao sĩ hay người xuất tục không thể tự hạ thấp mình để được những người thế tục chấp nhận.

* * * * *

Khai Thị | Phản hồi

Phòng Bệnh

Biển Thước là một thầy thuốc có tài thời Xuân Thu. Ông đến gặp Tề Hoàn Hầu, đứng ngắm một lúc rồi tâu rằng vua có bệnh da, nếu không chữa thì sau sẽ nặng.

Vua Tề đáp: “Ta không có bệnh.”

Biển Thước đi ra.

Tề Hoàn hầu nói: “Thật là có miệng lưỡi! Muốn chữa người khỏe lấy công.”

Mười hôm sau Biển Thước vào yết kiến Hoàn Hầu, lại nói: “Bệ Hạ có bệnh ở gan ruột, không chữa mau thì sau khó lòng đó!”

Vua Tề ra vẻ không bằng lòng. Biển Thước đi ra.

Khai Thị | Phản hồi

Khi Nước Tận

Cổ nhân nói:

Khi nước mà chỉ lo chứa lương và sửa sang thành quách và không chăm lo cho dân và cho rằng như thế là đủ để yên nước. Vua thì không có chí giữ độc lập, thái tử thì hèn yếu, nhà đại gia thì xài sang, phung phí và dâm dật, quan lại thì kiêu ngạo, tham lam và tàn nhẫn. Chính quyền thì không ai chịu nhận trách nhiệm.

Nếu nước đó ở giữa hai cường quốc thì khó mà tồn tại quá mười năm.

* * * * *

Khai Thị | Phản hồi

Khổng Minh Khuyên Con

Khổng Minh có viết thơ khuyên con rằng:

…Quân tử cần phải yên lặng (tĩnh) và trong sạch (thanh tịnh) để tu thân, biết tự tiết chế bản thân để nuôi đức. Nếu không điềm tĩnh và lý trí thì không thể nào sáng suốt được. Nếu không im lặng và không hấp tấp, nóng nảy thì không thể có kiến thức uyên thâm được.

Học thì phải tĩnh và tịnh. Người có tài cũng cần phải học, nếu không học thì tài không rộng.  Không thanh tịnh thì học không thành. Lười biếng, ngạo mạn thì không biết thấu suốt được. Hung tợn và đầy thú tính thì khó mà rèn dũa cá tính, nhân cách.

Khai Thị | Phản hồi

Những Việc Đã Từng Biết

Hồn nhiên, không thiện không ác vốn là bản tính của chúng ta khi sinh ra.

Thích thiện ghét ác là vì khuynh hướng tự nhiên ai cũng muốn như thế.

Bỏ thiện theo ác là vì bị nhiễm thói hư tật xấu nên dẫn dắt chúng ta ngày càng tệ hơn.

Bỏ ác theo thiện là nhờ sự tu hành, giúp chúng ta ngày càng thăng tiến, tiến bộ.

Hay hơn hoặc dở hơn là tự mình biết, không nên tự dối mình. Cố gắng lên đi!

* * * * *

Khai Thị | Phản hồi

Người Này Dùng Được

Thiên hạ có hai cái khó: sinh lên cõi trời khó, mà nhờ vả người càng khó hơn.

Thiên hạ có hai cái đắng: hoàng liên đắng, mà nghèo khốn cùng càng đắng hơn.

Nhân gian có hai cái mỏng: cái mỏng của bề mặt nước đá mới đông, mà phụ thuộc vào người khác càng mỏng hơn.

Nhân gian có hai loại hiểm: núi sông hiểm, mà lòng người lại hiểm hơn.

Biết được cái khó, chịu được cái đắng, quen được cái mỏng, dò được cái hiểm thì có thể ở đời.

Khai Thị | Phản hồi