Đề Tài: Khai Thị

Viếng Thăm Quan Lớn

Một đại quan nhậm chức. Dân chúng đều lại mừng.

Sau cùng có một lão già mặc áo trắng thô đến viếng. Quan liền ăn mặc chỉnh tề ra gặp, thưa cùng ông lão: “Vua chúng ta không biết là tôi bất tài mà lại quá tin tôi nên mới bổ chức cho tôi. Ai cũng đến chúc mừng, ngay cả cụ. Chắc có cao kiến?”

Ông lão nói: “Có. Có quyền thế mà khinh người thì dân chê bai. Chức cao mà độc đoán thì vua sinh ghét. Lộc đã hậu mà còn tham nhũng thì sẽ gặp tai họa.”

Khai Thị | Phản hồi

Đại Sự

Vợ Trang Tử chết. Bạn thân là Huệ Tử đến viếng thăm, thấy ông ta đang ngồi gõ nhịp vào bồn nước mà hát.

Huệ Tử bảo: “Đã ăn ở với người ta và có con với họ. Bây giờ họ già chết mà không khóc là đủ. Tại sao lại gõ bồn mà hát? Vậy không quá lắm sao?”

Khai Thị | Phản hồi

Chia Tình Yêu

Một Hoàng Đế chọn được một vương phi có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành nên rất cưng yêu nàng.

Hoàng hậu biết thế nên chính mình cũng tỏ lòng yêu thương vương phi, nhiều khi lại còn hơn hoàng đế nữa, cho nên ăn mặc, vui chơi gì cũng sắm sửa đầy đủ cả.

Hoàng đế rất hài lòng khen: “Hoàng hậu ta yêu mến vương phi, mà còn yêu mến hơn cả ta nữa. Thật có khác gì con hiếu thờ cha mẹ, trung thần thờ vua vậy.”

Khai Thị | Phản hồi

Thằng Điên

Có một người điên. Anh ta lăn xuống nước, dẫm trên lửa, đâm vào chông gai, mặt luôn luôn hớn hở, miệng bô bô tự cho mình là đúng.

Sau gặp thầy thuốc giỏi, chữa chạy nên khỏi dần và hết bịnh.

Khi nghe gia đình và bạn bè kể lại tình hình lúc còn bệnh thì anh ta rùng mình lấy làm khổ, cảm thấy rất may mắn được gặp thầy giỏi chữa bịnh, lại còn hối tiếc đã không gặp thầy thuốc sớm hơn.

Khai Thị | Phản hồi

Chỉ biết có mình

Cổ nhân nói:

“Con người thường phạm muôn nghìn tội lỗi chỉ vì cái bệnh “chỉ biết có mình”. Vì chỉ thấy mình thôi nên mưu toan ngày đêm: chỉ muốn mình giàu, chỉ muốn mình sang, chỉ muốn mình yên, chỉ muốn mình vui, chỉ muốn mình sống, chỉ muốn mình thọ; còn người ta nghèo hèn, nguy khổ, thất bại, chết chóc, thì không hề màng đến. Nói rõ hơn, là họ không biết đoái hoài, quan tâm đến tha nhân, không tôn trọng luân lý, đạo đức, thì vậy mặc dầu mang thân người nhưng không khác gì cầm thú.

Khai Thị | Phản hồi

Nuôi Mẹ Bằng Điều Phải

Roãn Thuần đi thi khoa tiến sĩ. Đến lúc làm bài có đề mục “Chu Nguyên Hựu chư thần” (giết tôi thần đời vua trước để phục vụ đời vua này) liền bỏ đi về không thèm làm.

Về thì đến trình với thầy rằng từ này về sau không đi thi làm quan nữa.

Thầy ông nói: “Mẹ già con thì tính sao đây?”

Roãn Thuần liền về nhà kể chuyện cho mẹ nghe.

Mẹ ông đáp: “Con phải lấy điều phải mà lo cho ta chứ đừng lấy bổng lộc thất đức mà nuôi ta.”

Khai Thị | Phản hồi

Một Người Chính Trực

Liệt Tử rất nghèo, thường đói khát thiếu ăn.

Có người tâu với nhà vua (Tử Dương của nước Trịnh) rằng Liệt Tử là bậc nhân tài mà ở trong nước mà bần cùng thì thiên hạ sẽ nghĩ nhà vua không biết quý chuộng người tài đức.

Vua nghe liền ra lệnh đem ban cho Liệt Tử vài xe thóc.

Liệt Tử cung kính lạy và từ chối không nhận.

Vợ ông bực tức, uất ức nói rằng: “Thiếp nghe vợ con bậc hiền tài đều được an vui. Nay gia đình tiên sinh túng đói, nhà vua lại cho thóc gạo mà tiên sinh từ chối. Làm sao thiếp có thể giải thích cho các con mình đang đói khát?”

Khai Thị | Phản hồi

Thủy Chung Với Vợ

Vua Cảnh Công nước Tề đời Xuân Thu có một con gái yêu và muốn gả cho Án Tử, một vị tướng trung thành. Một hôm đến nhà Án Tử ăn tiệc, nhìn vợ Án Tử mà nói:

“Đây là vợ khanh phải không?”

Án Tử đáp: “Dạ đúng vậy.”

Vua nói: “Ôi, sao trông vừa già vừa xấu. Trẫm có một đứa con gái vừa xinh đẹp vừa trẻ, xin cho về hầu, tướng công nghĩ sao?”

Khai Thị | Phản hồi

Lo và Vui

Tử Lộ hỏi Khổng Tử: “Người quân tử cũng có lo ư?”

Đức Khổng Tử đáp: “Người quân tử chỉ quan tâm về việc làm của mình. Lúc chưa làm thì vui rằng mình có ý chí. Lúc làm được thì vui vì mình có tài trí. Vì thế quân tử luôn vui mà không có cái lo gì cả.

Kẻ tiểu nhân thì không như thế. Lúc chưa làm được thì lo làm không được. Làm được lại lo rồi sẽ hỏng mất. Vì thế tiểu nhân chỉ có lo suốt đời mà thôi.”

* * * * *

Khai Thị | Phản hồi

Hai Người Vợ Lẽ

Dương Chu, một vị thầy nổi tiếng đời Xuân Thu đi du hành và ở một nhà trọ. Chủ  nhà trọ có hai vợ bé, một người rất đẹp và một người thì rất xấu. Mọi người thì khinh cô vợ đẹp mà lại quí người thiếp bé. Dương Chu bèn hỏi mấy đứa con nít tại sao.

Chúng nó đều trả lời: “người vợ đẹp vì biết mình đẹp nên mất cái đẹp: chúng tôi không còn thấy đẹp nữa; người vợ xấu tự biết xấu nên mất cái xấu: chúng tôi không còn thấy cái xấu nữa.”

Khai Thị | Phản hồi