-
Tăng Cỡ Chữ
Khai Thị
- Sống trong hiện tại theo quan điểm của Đại Thừa
- Bàn Về Tổ Sư Đại Thừa
- Ra Chiến Trận
- Trọng Nghĩa Khinh Tài
- Bao Dung Người
- Phòng Bệnh
- Khi Nước Tận
- Khổng Minh Khuyên Con
- Những Việc Đã Từng Biết
- Người Này Dùng Được
- Nhuộm Tơ
- Bổn Phận Người Làm Quan
- Không Nên Cố Chấp
- Dân Là Nhất
- Cách Trị Dân
- Trung Thành Xưa Nay
- Ba Điều Vui
- Bốn Điều Hay Của Bậc Quân Tử
- Nghĩa Công Nặng Hơn Tình Riêng
- Vì Nghĩa Nên Tình
- Viếng Thăm Quan Lớn
- Đại Sự
- Chia Tình Yêu
- Thằng Điên
- Chỉ biết có mình
- Nuôi Mẹ Bằng Điều Phải
- Một Người Chính Trực
- Thủy Chung Với Vợ
- Lo và Vui
- Hai Người Vợ Lẽ
- Chọn Người Mà Giúp
- Học Sách
- Khinh Người
- Bỏ Quên Con Ruột Mình
- Dạy Con Về Nghĩa
- Không Gì Hay Hơn …
- Rửa Tai
- Biết dở Sửa Ngay
- Không Sờn Lòng
- Thành Thật
- Mã Viện: Cuộc Sống Có Ý Nghĩa
- Thuốc Bất Tử
- Bậc Cha Mẹ Hay
- Tri và Nhân
- Tu Thân
- Của Báu
- Bắt Chước Nhăn Mặt
- Ngọc Trong Đá
- Tăng Tử và Khiêm Tốn
- Đại Sĩ và Danh
- Khen Chê
- Đại Sự Thành Công
- Vô Niệm
- Mất Cung
- Hòa Thuận
- Với Lòng Chân Thành Vô Ơn
- Khó Vẽ
- Không Nên Sát Phạt Nhau
- Diều Gỗ
- Chữ Tín
- Họa Hay Phúc
- Tránh Lười Biếng
- Tốt Xấu Tại Mình
- Thở Dài
- Treo Kiếm Trên Mộ
- Người Xuất Tục
- Khó Được Yết Kiến
- Gia Tài Cho Con Cháu
- Thầy Dạy Lão Tử
- Thuật Xem Tướng
- Đại Trượng Phu
- Thiện và Ác
- Tình Yêu Theo Đạo Phật
- Bị Thấy Chỗ yếu
- Quí Trọng Lời Khuyên
- Kiểu Mẫu Tốt
- Ngũ Đức
- Chánh Kiến
- Quí Trọng Lời Khuyên
- Người Khôn Sống Lâu
- Liêm Sĩ
- Cách xử
- Bốn Lý Do Nên Tầm Sư
- Thầy của Khổng Phu Tử
- Tại Sao Tu Chánh Pháp
- Nhiều trình độ không
- Thiền Vô Tướng
- Làm Sao Đối Phó Với Kẻ Gian Ác
- Hai Hạng Thầy
- Thêm về báo hiếu
- Đoan Trang
- Bị con nít giựt dây
- Vạn Xá Lợi Phật
- Giới hạn khoa học
- Tâm Bồ Tát
- Thầy đi làm
- Thiền định giảm Cholesterol
- Lợi ích thiết thực của Thiền định
- Rộng lượng
- Báo cáo lần hai: Thiền thất Hè 2013
- Tinh Thần Từ thiện Phật Giáo
- Câu chuyện về nghiệp sát sinh
- Sống trong thực tại: vài quan điểm Đại Thừa
- Thiền Thất 2012-2013
- Một cách xuống cân
- Giới thiệu Thầy Sa Di: Hiền Giới
- Biết nghe lời khuyên
- Hai điều nên dạy con cái
- Bạn hay thù?
- Sống đạo đức
- Không nên để lại tài sản
- Bề ngoài thật sự không tốt như chúng ta nghĩ
- Lối sống thanh tịnh
- Tính chất tương đối của dữ kiện
- Chỉ nói lời tử tế
- Câu chuyện về sự phản bội
- Chân lý cao siêu nhất
- Pháp lạy
- Lễ Tạ Ơn 2011
- Vi phạm nhân quyền
- Chọn bạn
- Lòng trung thành
- Lòng hiếu thảo
- Tu Sĩ huấn luyện
- Thư mời tham dự khóa tu Thiền Thất
- Bốn loại người
- Mê nhà quá trớn
- Hãy nói cho tôi biết
- Hãy theo bước chân Quan Thế Âm Bồ Tát
- Đối phó với bệnh tật
- Từ Bi
- Tạ Ơn
- Chữa bệnh lũy thừa ba
- Vợ viên phi công người Pháp
- Người bạn tri âm
- Câu chuyện chiến tranh
Đề Tài: Khai Thị
Mã Viện: Cuộc Sống Có Ý Nghĩa
Mã Viện vốn mồ côi cha mẹ nên sống cảnh nghèo khó nhưng người rất chí khí. Ông thường nói với bạn rằng: “Càng khổ thì càng nên bền chí; càng già thì càng phải hăng chí.”
Mã Viện ra công cày cấy, chăm nuôi nên không bao lâu trở thành rất giàu có. Nhưng ông không bám chấp vào của cải mà thường nói rằng: “Phàm được giàu có thì nên biết phát tâm bố thí cho người khốn cùng. Thế mới là quí. Bằng không thì chỉ làm tôi tớ cho đồng tiền, suốt đời canh giữ có ích thật sự đâu?”
Thuốc Bất Tử
Thời Chiến Quốc, có người đem dâng vua Sở một liều thuốc bất tử.
Quan canh cửa nhìn liều thuốc hỏi y: “Thuốc ăn được không?”
Hắn ta đáp: “Dạ được.”
Quan bèn lấy thuốc mà ăn. Vua nghe được ra lệnh đem quan ra chém.
Quan than: “Tâu Bệ Hạ, thần hỏi hắn ta có ăn được không thì hắn ta đáp được. Nên thần mới lấy ăn. Vậy lỗi của hắn chứ đâu phải của hạ thần! Hơn nữa, hắn ta lại dám quả quyết là thuốc bất tử. Nếu thật có thì làm sao bây giờ hạ thần có thể bị chết được? Ấy rõ ràng là hắn ta muốn gạt chúng ta.”
Bậc Cha Mẹ Hay
Phụ huynh có thể được xếp hạng qua ba phương diện:
- Lòng trong sạch: là nền tảng của sức mạnh.
- Sức chú tâm: ảnh hưởng đến khả năng làm việc.
- Trình độ hiểu về ý nghĩa của cuộc đời: định hướng (thăng hay suy) của cuộc đời.
Những người có được một trong ba điều kiện trên thuộc hạng phụ huynh giỏi. Họ có thể hướng dẫn con cháu đạt được sự thành công trong cuộc đời.
Những người có được hai điều trên là hạng phụ huynh rất giỏi. Con cháu họ sẽ có nhiều điều kiện để thành công và có cuộc sống hạnh phúc hơn.
Tri và Nhân
Khổng Tử hỏi Tử Lộ: “Thế nào là người tri? Thế nào là người nhân?”
Tử Lộ thưa: “Người tri biết làm thế nào để người ta biết mình; người nhân biết làm thế nào để người ta yêu mình.”
Khổng Tử khen: “Ngươi là con người có học vấn.”
Khổng Tử lại hỏi Tử Cống: “Thế nào là người tri? Thế nào là người nhân?”
Tử Cống thưa: “Người tri là người biết người; người nhân là người yêu người.”
Khổng Tử khen: “Ngươi là con người có học vấn.”
Tu Thân
Tuân tử dạy:
Thấy người hay thì nên học mà bắt chước, thấy người dở thì nên xét để tự sửa mình.
Mình có điều hay thì cố giữ, có điều dữ thì phải cố bỏ.
Người chê đúng tức là thầy ta, người khen phải tức là bạn ta, còn người nịnh hót là cừu địch ta.
Vì thế quân tử trọng thầy, quí bạn, ghét cừu địch, thích nghe điều phải mà không chán. Như thế dù không muốn thì thành công cũng tự đến.
* * * * *
Của Báu
Một người nước Tống được viên ngọc, đem biếu quan Tử Hãn. Quan không nhận. Người biếu ngọc thưa:
“Thợ ngọc đã xem qua và nói ngọc này quả là một thứ rất quý, nên tôi mới dám dâng lên quan. Xin quan lớn vui lòng nhận cho.”
Tử Hãn đáp: “Ngươi có ngọc là có của báu. Tính ta không tham cũng là của báu. Nếu ta nhận cho ngươi thì không phải hai bên cùng mất của báu chăng? Tốt hơn là ngươi đem về, ai nấy giữ của báu mình. Vậy hai bên đều còn của, chẳng phải hay hơn chăng?”
Bắt Chước Nhăn Mặt
Nước Việt thời Xuân Thu có một người đẹp nghiêng nước nghiêng thành tên là Tây Thi. Khi đau bụng mà ôm bụng nhăn mặt lại càng đẹp mê hồn.
Một người đàn bà cùng làng thấy vậy cũng bắt chước về nhà ôm bụng nhăn mặt, nhưng đã xấu lại càng xấu hơn. Người làng thấy tưởng là ma quỉ: người giàu thì chạy về nhà đóng cửa kín mít không dám ra, người nghèo thì tay bế con tay dắt vợ chạy trốn.
* * * * *
Người đời chuộng cái đẹp bên ngoài hơn là cái đẹp trong tâm.
Ngọc Trong Đá
Một người thợ ngọc qua hàng thợ đá, chọn mua một tảng đá đem về đẽo. Quả nhiên trong đá có ngọc, còn thuộc hàng thượng hạng, quí giá vô chừng. Nhờ thế mà thợ ngọc trở nên giàu có.
Thợ đá nghe chuyện thì tin rằng đá nào bên trong cũng có ngọc. Nên bắt chước, bao nhiêu đá trong tiệm đều đem đập vỡ tìm ngọc. Đập tan hết đá mà chẳng thấy ngọc, vừa mất công mất của mà còn bị vợ mắng nhiếc.
* * * * *
Người đời lòng tham vô đáy. Thấy người được tốt thì ham muốn mà không hiểu rằng họ nhờ vào tài năng. Như người thợ ngọc, anh ta phải bỏ tâm huyết học nghề thành tài thì mới có thể nhận ra trong đá có ngọc. Tập nghệ cho tinh vi vẫn hay hơn là ỷ lại nơi may mắn.
Đối với người hiểu đạo, được cái tốt là nhờ trồng nhân trong quá khứ nên nay mới hái gặt được quả tốt. Tham cũng vô ích nếu không đủ phước. Vậy muốn được giàu có hơn thì cứ vững tin bố thí và trì giới thì không bao lâu sẽ được toại nguyện.
Tăng Tử và Khiêm Tốn
Tăng Tử 曾子 là một trong những học trò ưu tú nhất của Khổng Tử, chỉ đứng sau Nhan Hồi 顏回.
Tăng Tử bịnh nặng, nằm liệt giường, học trò và con ở bên giường và cũng có một đồng tử đứng hầu quạt.
Đồng tử hỏi: “Chiếu bóng và đẹp như thế, có phải là của đại quan dùng chăng?”
Con Tăng Tử lập tức nói: “Im đi! Không được nói.”
Tăng Tử nghe thì giật mình và thở dài.
Đứa đồng tử lại hỏi: “Chiếu bóng và đẹp như thế, có phải là dành cho đại quan không?”
Đại Sĩ và Danh
Đại trượng phu nên vì đời mình mà khinh danh, không nên vì đời mình mà ham danh.
Khinh danh là có học thức, trọng khí tiết, cho-lấy phải cẩn thận và có trang nghiêm oai nghi.
Mua danh là tâng bốc nhau, a dua kẻ quyền quí, biểu lộ kiểu cách khác thường và lờ mờ đi hàng hai.
Không màng danh thì yên lặng mà hay, ham danh thì rực rỡ mà dỡ.
* * * * *
Danh tiếng rất phù du mà con người lại thích chuộng.