Đề Tài: Khai Thị

Khen Chê

Cư sĩ Atula dẫn 500 tùy tùng đến chùa nghe pháp.

Họ đến gặp ngài Revata. Đức Revata thích tĩnh lặng nên không thốt một lời.

Bất mãn, Atula đến than phiền với Xá Lợi Phất. Xá Lợi Tử lập tức thuyết về kinh Abhidharma một cách tường tận. Atula lại không thể hiểu được nên viếng ngài A Nan Đà mà than phiền.

A Nan liền chỉ vắn tắt thuyết pháp cho họ nghe.

Atula vẫn không vừa ý và đến gặp đức Thế Tôn.

Khai Thị | Phản hồi

Đại Sự Thành Công

Một vị đại tướng chủ trương tránh bốn điều bất hòa:

  1. Trong nước bất hòa thì không nên đem quân đi đánh bất cứ đâu
  2. Trong quân bất hòa thì không nên đem quân ra trận
  3. Quân tại trận mà bất hòa thì chẳ̉ng nên tiến lên đánh
  4. Tiến lên đánh mà bất hòa thì chẳng nên quyết thắng cho kỳ được.

Vì thế, người lãnh đạo phải khiến trên dưới hòa hợp thì mới làm nên đại sự và không thể chỉ tin vào một cá nhân mà thôi. Người dân nếu tin lãnh đạo biết đắn đo, cân nhắc, quí mạng người, trọng nhân tài thì sẽ hết lòng phục tùng.

Khai Thị | Phản hồi

Vô Niệm

Đa số các pháp môn thiền dạy tu luyện để đạt những kết quả nhỏ như thần thông, cảm giác sung sướng hoặc những lợi ích thế gian. Ngược lại Thiền Đại Thừa chủ trương đạt cảnh giới của Vô Niệm.

Vô Niệm có thể được mô tả như sau:

  1. Không có hành động: Ví dụ, khi bị đánh đập, cơ thể chúng ta không có phản ứng như giật mình, co rút hoặc đánh trả lại.
  2. Không có nói trả: Ví dụ, khi bị mắng nhiếc thì không chửi bới lại hoặc cãi vã to tiếng.
Khai Thị | Phản hồi

Mất Cung

Sở Vương đi săn, giữa đường làm mất cung. Tùy tùng cố tìm cho được. Sở Vương nói: “Thôi khỏi! Người nước Sở đánh mất cung, người nước Sở nhặt được cung: thiệt thòi gì đâu!”

Khổng Phu Tử nghe chuyện bèn than: “Tâm Sở Vương còn quá nhỏ hẹp! Tại sao chỉ nhắc đến người nước Sở? Sẽ chẳng cao thượng hơn sao, nếu nói: “Người mất cung, người được cung?”

* * * * *

Sở Vương là vị vua rộng lượng: không muốn làm phiền tùy tùng và muốn lợi dân. Vậy mà vẫn bị Khổng Tử chê là tâm hẹp hòi vì lòng nhân ái chưa đủ rộng để yêu tất cả nhân loại.

Khai Thị | Phản hồi

Hòa Thuận

Lưu Ngưng Chi nổi tiếng là có khí khái. Ông nhường phần gia tài của mình cho anh em rồi sống tự lực mà không nhờ vả bất cứ ai, lại không chịu làm quan mà đi du ngoạn khắp mọi nơi.

Một hôm Lưu đang mang giày, có người đến nhận nói là giày của mình. Lưu đưa giày ngay lập tức. Sau người ấy tìm được giày nên đến xin lỗi và trả lại giày. Lưu nhất định không nhận.

Lại có Thẩm Lân Sĩ, một người học rộng nhưng không chịu làm quan mà chỉ thích dạy học.

Khai Thị | Phản hồi

Với Lòng Chân Thành Vô Ơn

Một đệ tử của thầy thường than phiền rằng thầy hay lợi dụng cô ta và thiếu lòng cảm kích đối với những cống hiến của cô.

Thầy bèn nhắn tin trả lời như sau.

“Thầy xin lỗi vì đã khiến con có cảm tưởng như thế. Nhưng đó chỉ là thế thái nhân tình mà thôi.

Ví dụ, những người xuất gia như chúng tôi thường mở rộng cổng chùa để tiếp đón đủ các hạng người: da trắng hoặc da màu, trẻ hoặc già, nam hoặc nữ, giàu hoặc nghèo, tin đạo Phật hoặc vô tín ngưỡng v.v… Vì thế, cũng có một số người thường xuyên đến lợi dụng chúng tôi.

Khai Thị | Phản hồi

Khó Vẽ

Có một nghệ sĩ dâng vua vài bức tranh.
Vua hỏi: “Vẽ gì khó?”
“Dạ thưa, vẽ chó ngựa rất khó.”
“Vậy vẽ gì dễ?”
“Dạ thưa vẽ ma quỉ dễ.”
“Tại vì sao?”
“Chó ngựa thì ai cũng thấy. Vẽ không giống thì người ta cười thối ruột. Cho nên khó vẽ. Ngược lại, ma quỷ thì vô hình, không ai thấy được nên cứ theo ý mà vẽ nên dễ.”

* * * * *

Trong cái tầm thường có cái tuyệt vời.

Người đáng phục không ngoài là người biết chăm chỉ và tận lực hoàn tất bổn phận của mình mỗi ngày.

Khai Thị | Phản hồi

Không Nên Sát Phạt Nhau

Văn Quân đất Lỗ Dương muốn đem quân qua chinh phạt nước Trịnh. Mặc Tử墨子 đến can, nói rằng: “Nếu trong đất Lỗ Dương này, tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn hiếp nhà nhỏ, giết người, lấy của lẫn nhau thì Bệ Hạ nghĩ sao?”

Văn Quân đáp: “Bao nhiều người đất này đền là tôi con của ta cả. Nếu lớn đánh bé, ăn cướp lẫn nhau thì tội nặng lắm: đáng trừng trị.”

Mặc Tử: “Bao nhiêu người trong thiên hạ đều là con trời. Nay nhà vua đem quân đánh Trịnh, làm sao tránh được tội với Trời?”

Khai Thị | Phản hồi

Diều Gỗ

Mặc Tử 墨子 làm diều gỗ ba năm mới xong. Thả cho bay được một hôm thì diều hỏng.

Học trò khen: “Thầy làm diều gỗ bay được thật là khéo!”

Mặc Tử đáp: “Ta phải tốn ba năm mới làm được diều gỗ mà bay chỉ một hôm thì đã hư, khéo thế nào được? Sao bằng thợ làm xe, dùng ít gỗ, công không hết một buổi mà chở được nặng, đi được xa, dùng được lâu năm: thế mới gọi là khéo!”

* * * * *

Khai Thị | Phản hồi

Chữ Tín

Nước Lỗ có một cái đỉnh vô giá. Nước Tề bắt phải đem dâng. Vua nước Lỗ tiếc, làm đỉnh giả đem sang.

Vua Tề bảo: “Phải có Nhạc Chính Tử (học trò giỏi của Tăng Tử) đem đỉnh sang mới được.”

Vua Lỗ gọi Nhạc Chính Tử sai đem đỉnh đi.

Nhạc Chính Tử hỏi: “Sao không đưa đỉnh thật?”

Vua Lỗ: “Trẫm quí cái đỉnh ấy lắm!”

Nhạc Chính Tử thưa: “Nhà vua quí cái đỉnh ấy thế nào thì hạ thần cũng quí cái “tín” của mình như vậy.”

Khai Thị | Phản hồi