Đề Tài: Khai Thị

Họa Hay Phúc

Có một ông lão sống vùng biên cương nuôi ngựa. Một hôm ngựa bỏ chạy mất. Người quen đến thăm. Ông già nói: “Mất ngựa như thế cũng có thể là phước đó!”

Vài tháng sau, ngựa về lại đem theo một con ngựa khác. Người quen mừng khen thì ông lão thản nhiên đáp: “Được ngựa biết đâu thật ra là họa đó!”

Được ngựa lại thì con ông ta thích cưỡi. Chẳng may té nhào nên gãy chân bị què. Ông lão nói với người quen: “Nó què như thế mà biết đâu là phước đó!” Không bao lâu thì trong vùng có giặc khởi lên. Chính phủ chiêu quân đánh giặc, mười người chết đến chín. Con ông ta vì què nên không phải đi lính nên thoát chết.

Khai Thị | Phản hồi

Tránh Lười Biếng

Chư Phật dạy rằng chúng ta không nên lười biếng vì cái lười thường sinh ra các ác. Vì thế:

  1. Chúng ta nên huấn luyện con cháu và trẻ em đức tính cần cù, tinh tấn thay vì nuông chìu chúng nó.
  2. Người lớn thì nên ra sức lập công để đóng góp cho xã hội.
  3. Kẻ già cả thì không nên “về hưu”. Thay vào đó, họ nên tìm cơ hội để truyền đạt lại cái hiểu biết và kinh nghiệm của mình cho giới trẻ và thế hệ sau.
Khai Thị | Phản hồi

Tốt Xấu Tại Mình

Người Hoa có một bài ca:

Nước sông Thương Lang mà trong thì ta múc giặt mũ;
Nước sông Thương Lang mà đục thì ta dùng để rửa chân.

Khổng Tử nghe như thế bèn bảo học trò: “Các con nghe không? Con người làm gì chỉ tùy thuận theo nước. Vậy tất chỉ là do nước tự mình làm chứ không can dự gì đến người khác.”

Trên đời này, con người mới thật sự làm chủ. Người ta thường tự khinh mình trước nên người ngoài mới khinh mình sau. Gia đình tự hủy trước rồi người ngoài mới hủy sau. Nước tự phạt trước rồi người ngoài mới phạt sau.

Khai Thị | Phản hồi

Thở Dài

Một vị đại quan nổi tiếng là có trí huệ thường hay thở dài ngay cả khi rảnh rỗi.

Học trò hỏi tại làm sao.

Đại quan đáp: “Ta ước các nước hòa hợp với nhau để tất cả binh khí có thể được bỏ. Ta cũng mong quân tử đào tạo nhiều quân tử để tiểu nhân phải trốn đi hết. Ta ước trai có vợ, gái có chồng để ai cũng yên phận và thương yêu nhau. Ta ước người dân chăm làm ăn để mỗi năm mùa màng bội thu và mọi người không còn bị đói khát. Ta ước ai cũng hướng thiện để không phụ lời giáo huấn của cổ nhân.

Khai Thị | Phản hồi

Treo Kiếm Trên Mộ

Duyên Lăng Qui Tử, làm sứ nước Tần. Một hôm đeo bảo kiếm qua thăm vua nước Từ.

Từ vương ngắm kiếm ra dáng thích lắm, muốn xin nhưng không nói ra.

Duyên Lăng Qui Tử còn phải đi sứ cường quốc khác nên có ý dâng bảo kiếm cho Từ vương sau khi xong công tác.

Đi sứ xong quay về thì Từ vương đã mất. Duyên Lăng Qui Tử đưa kiếm cho quan hầu Từ vương.

Tùy tùng can ngăn nói rằng thanh bảo kiếm là bảo vật của quốc gia, không nên tặng.

Khai Thị | Phản hồi

Người Xuất Tục

Tiếng sấm sét không thể bịt nhỏ lại để hòa với tiếng chuông khánh. Mặt trời mặt trăng không thể uốn cong để soi sáng ngõ hẻm, hang cùng. Sông to không thể thu bờ để vừa ý kẻ muốn lội qua. Núi cao không thể đè thấp để người dễ leo.

Cũng như vậy, thượng nhân không chịu khuất khúc để hòa đồng với thế tục.

*****

Người cao thượng không tham cầu danh lợi để khỏi phải quỵ lụy người.

Người xuất gia nên nghèo khó để dễ tu hành hơn và chóng đắc đạo hơn.

Khai Thị | Phản hồi

Khó Được Yết Kiến

Tô Tần, một vị hiền sĩ đời xưa, qua nước Sở chầu chực ba ngày mới yết kiến được vua Sở.

Gặp được nhà vua thì trình bày câu chuyện xong liền xin cáo biệt.

Vua Sở nói: “Trẫm nghe nói tiên sinh là một vị hiền sĩ. Nay không quản xa xôi đến đây, tại sao lại vội đi về?”

Tô Tần đáp: “Tôi xem nước Sở ta ăn đắt hơn ngọc, củi thổi đắt hơn quế, quan khó trông thấy hơn ma, được yết kiến vua khó như thấy trời. Tại sao nhà vua lại muốn tôi ở lại ăn ngọc, đốt quế, nhờ ma và thấy trời?”

Khai Thị | Phản hồi

Gia Tài Cho Con Cháu

Bàng Công là người hiền bên Trung Quốc đời Hán. Tính tình điềm đạm và ít thích đến nơi thành thị. Hai vợ chồng chăm làm ăn và đối đãi nhau như khách.

Một hôm, một vị quan bạn đến thăm thì Bàng Công đang cày ruộng, bỏ công việc lên bờ nói chuyện còn vợ con tiếp tục làm việc dưới đồng.

Quan bạn nói: “Tiên sinh tại sao khổ thân cày quốc như thế? Sao chẳng chịu làm quan kiếm chút lộc mà để lại cho con cháu?”

Khai Thị | Phản hồi

Thầy Dạy Lão Tử

Thường Tung bệnh nặng.

Lão Tử đến thăm, hỏi: “Lần này chắc thầy khó mà qua khỏi cái nạn này. Sư phụ có muốn trăn trối gì cho chúng con không?”

Thường Tung nói: “Qua chỗ quê hương xưa thì phải xuống xe.”

Lão Tử: “Nghĩa là không được quên cội nguồn chăng?”

Thường Tung bảo: “Ừ, phải đấy. Qua chỗ cây cao thì bước lẹ.”

Lão Tử: “Vậy là phải kính bậc cao niên?”

Thường Tung: “Phải!” Rồi há miệng cho Lão Tử coi và hỏi: “Lưỡi ta còn không?”

Lão Tử thưa: “Còn.”

Khai Thị | Phản hồi

Thuật Xem Tướng

Đời xưa có người xem tướng rất nổi tiếng vì nói câu nào trúng câu nấy.

Nhà vua triệu đến hỏi: “Ngươi dùng thuật gì mà xem tướng hay thế?”

Hắn tâu: “Thần không có thuật gì cả. Chỉ xem bạn người thì biết được người hay hoặc dở.

Khi xem thường dân mà thấy chơi với những người bạn hiếu, lễ phép, chân thật, cẩn thận và biết giữ phép nước thì biết ông ta hay, thân tất một ngày vẻ vang, nhà tất một ngày thịnh vượng.

Khai Thị | Phản hồi