Phái đoàn do Pháp sư Vĩnh Hóa cùng chư ni và Phật tử đến sân bay Honolulu lúc 6 giờ chiều giờ địa phương. Phật tử Hawaii đã chờ sẵn và chuẩn bị những vòng hoa tươi thắm cung kính dâng lên Thầy và chư vị trong phái đoàn. Đặc biệt Hòa thượng viện trưởng thiền viện Chân Không cũng đích thân đến sân bay đón chúng tôi. Sự tiếp đón ân cần của Hòa thượng và qúy phật tử địa phương làm cho mọi người quên đi sự mệt mỏi sau chuyến bay dài hơn 6 giờ.
Tháp tùng theo Thầy lần này chư ni 3 vị và 18 phật tử, người nam trẻ nhất ở độ 28 , người lớn tuổi nhất 82. Chư ni và 3 Phật tử nữ nghỉ lại thiền viện, Thầy và các vị còn lại nghỉ ở khách sạn. Bốn giờ sáng hôm sau thời khóa cho 1 ngày niệm Phật bắt đầu. Để có mặt tu tập đúng giờ một số Phật tử địa phương đã ở lại thiền viện để sáng mai cùng công phu sáng, một số lái xe đến trước 4 giờ sáng. Sau công phu sáng Thầy hướng dẫn thiền tập cơ bản, một Phật tử địa phương đã có câu hỏi ngây ngô: Thưa Thầy khi để lưỡi trước nướu răng cửa mà chảy nước miếng thì làm sao ?
Hai ngày còn lại thiền tọa bắt đầu từ 3 giờ sang, ngồi 1 giờ được nghỉ 20 phút đi bộ, cứ tiếp tục ngồi 1 giờ nghỉ 20 phút cho đến 12 giờ đêm. Phật tử địa phương và chư ni của Thiền viện cùng tham dự đúng thời khóa.
Đối với Phật tử địa phương đây là lần đầu tiên dự khóa tu có thời gian liên tục trong ngày, được nếm mùi chịu đựng với rất nhiều cảm giác đau của chân, lưng nói chung ai cũng rên đau tứ chi bại hoại. Một Phật tử nói lên niềm sung sướng của mình trong sự cảm động nghẹn ngào lòng biết ơn đối với Thầy. Cô ấy bị bịnh viêm xoang mũi kéo dài mấy năm, chảy nước mũi liên tục, sau ba ngày ngồi thiền nước mũi không còn chảy nữa. Cô ấy nói mỗi khi ngồi chân đau quá cô liếc qua nhìn thầy và thấy thầy ngồi như pho tượng nên cô đã cố gắng chịu đau không buông chân. Đối với rất nhiều người vấn đề khó khăn của họ là không thể ngồi trong tư thế kiết già được, bấy lâu nay không có cơ hội ngồi kiết già, chỉ vài ngày tới tham dự khóa tu họ được rất nhiều học trò của Thầy hướng dẫn, chia xẻ và họ đã ngồi kiết già được.
Làm thế nào để vãng sanh kiếp này? Muốn vãng sanh cần rất nhiều rất nhiều phước, thông thường người Phật tử đợi đến khi chết mới tạo phước vãng sanh. Kinh Địa Tạng nói rằng khi tạo công đức cho thân nhân mới qua đời thì trong 7 phần công đức người chết hưởng được 1 phần. Vậy thì tại sao mình không tạo phước vãng sanh ngay bây giờ cho mình? Khi Thầy triển khai đến đây mọi người nghe “mới toanh và ngộ ra.“
Đêm cuối cùng tổng kết chia tay, Thầy có lời cám ơn Hòa thượng viện trưởng đã tạo mọi thuận duyên để chúng ta có cơ hội tu chung với nhau, mọi người ước mong năm sau Thầy trở lại Hawaii.
TNHN