Nghĩ sao về Pháp Luân Công

Vấn

Kính bạch Thầy,

Thầy nghĩ sao về Pháp Luân Công?

Con xin cám ơn Thầy,
MTV

Đáp:

Theo quan điểm nhà Phật thì Pháp Luân Công là ngoại đạo vì sẽ không đem đến sự giải thoát.

Người Phật tử có hiểu biết thì chú trọng khai mở trí huệ thay vì cái lợi tạm bợ của thế gian. Thật ra, họ có rất nhiều tín đồ vì được nhiều kết quả, như một môn thể dục giữ gìn sức khỏe, trị bệnh.

Nhưng đối với thầy thì nếu các Phật tử biết bỏ tương tự tâm huyết để tu theo Thiện tri thức chân chính thì chắc chắn sẽ rất mau chóng gặt hái nhiều kết quả lớn lao hơn.

6 Responses to Nghĩ sao về Pháp Luân Công

  1. thái tâm says:

    Thần thông chỉ là một bước nhỏ trong quá trình tu tập. Bám chấp vào thần thông là đề cao bản ngã, tà kiến. Bệnh là do nghiệp, nghiệp là do tam độc tham sân si dẫn sắt thân khẩu ý. Nếu dùng thần thông chữa bện chỉ là giải pháp tạm thời ở ngọn, không thể trị tận gốc

  2. Lê Mạnh says:

    Đức thích ca mâu ni có nói rằng tu phật có 8 vạn 4 ngàn pháp môn,nhưng trong phật giáo chỉ có hơn chục pháp môn; vậy nên không thể nói rằng những pháp môn nào không liên quan đến phật thích ca mâu ni là ngoại đạo được,pháp môn của thích ca mâu ni cũng chỉ là một pháp môn trong 8 vạn 4 ngàn pháp môn đó mà thôi.
    Pháp Luân Công là một môn tu luyện thượng thừa của phât gia được đơn truyền qua các thời đại,.Năm 1992,sư phụ Lý Hồng Chí đã chính thức truyền môn này ra công chúng,chỉ trong vòng 7 năm đã có hơn 100 triệu người theo tập.Pháp Luân Công dạy con người hướng thiện,luôn nghĩ đến người khác trước,nâng cao tâm tính theo nguyên lý ” Chân Thiện Nhẫn” ,thông qua tu luyện hàng triệu triệu người đã khỏi bệnh thâm chí cả bệnh nan y.
    Pháp Luân Công không phải dùng để chữa bệnh,học viên thông qua tu luyện đề cao cảnh giới tư tưởng của mình khiến bên trong phát sinh biến hóa từ đó khỏi bệnh.
    Nếu chỉ để chữa bệnh khỏe người thì chắc chắn sẽ không có nhiều người theo tập và tập lâu đến như vậy,bởi vì nếu chỉ để chữa bệnh khỏe người thì sau khi khỏi bệnh người ta sẽ không tập nữa.
    Pháp Luân Công là một Đại Pháp cao thâm của phật gia,vốn chỉ được đơn truyền qua các thời đại,tuy nhiên đã được sư phụ Lý hồng truyền ra công chúng để độ người hữu duyên.
    phật thích ca mâu ni có nói trong kinh “niết bàn ” rằng : vào thời mạt pháp sẽ có chuyển luân thánh vương hạ thế để độ nhân,khi ngài xuất hiện sẽ khiến hoa ưu đàm bà la khai nở thức tỉnh thế nhân.Hiện nay hoa ưu đàm đã nở khắp nơi,đặc biệt là ở nhà những học viên pháp luân công (độc giả có thể tra trên google).Đại Pháp của vũ trụ đã xuất hiện,lẽ nào thí chủ còn chưa nhận ra ?

    • chau says:

      chỉ cần 1 câu hỏi duy nhất cũng đạp đổ luận điệu xảo trá rồi
      hãy đưa ra kinh sách nào nói Phật thuyết 8 ngàn 4 vạn pháp môn ?

    • Thiện says:

      Theo mình thấy thì PLC thật là 1 môn dưỡng sinh tuyệt vời.

  3. tuan says:

    Chào thầy!
    Pháp Luân Công không phải là môn thể dục giữ gìn sức khỏe, trị bệnh mà môn tu luyện chân chính, bao gồm cả tu, bao gồm cả luyện, hay còn gọi là tính mệnh song tu (về tính mệnh song tu có thể tìm hiểu thêm ở đây http://vi.falundafa.org/book/zfl_html/lecture5.html).

    Tôi nghĩ rằng thầy nên tìm hiểu thêm một chút thông tin về Pháp Luân Công rồi hãy đưa ra nhận định cũng chưa muộn, thầy có thể xem qua kinh sách về Pháp Luân Công tại đây, chỉ một cuốn sách nhưng giải đáp hết thảy bí mật về vũ trụ và cả tôn giáo.
    http://vi.falundafa.org/book/zfl_html/index.html

    Tuan

    • Chinh phap says:

      Pháp luân công chính là ma giáo của thơi mạt pháp, kinh lăng nghiêm của nhà phật đa có nói rất rõ ràng ve vấn đề này, thật đáng thuong thay cho các tín đồ vô minh cua giáo phái này, neu toi nói với cac ban rằng tin theo phap luan cong, sau khi chet roi 100% se bi đoạ địa nguc, vay ban co tin loi toi noi ko

Phản Hồi đến thái tâm Hủy bỏ phản hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Phần được đánh dấu là bắt buộc *

*

Bạn có thể sử dụng các HTML thẻ và thuộc tính: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Bộ gõ AVIM-Reloaded