Bốn loại người

Qua sáu năm giảng dạy Thiền và Tịnh Độ, có bốn loại người đã đến với chúng tôi:

1. Có tài mà không có đức
2. Có tài và có đức
3. Không có tài và không có đức
4. Không có tài mà có đức.

1.  Có tài mà không có đức: phần đông là loại người này. Họ thông minh và khá thành công trong việc đạt được những gì họ muốn một cách trót lọt bằng cách đi đường tắt hoặc không màng đến đạo đức nếu cần phải làm như vậy để đạt mục tiêu.

Họ tự coi mình là người khôn ngoan, tài giỏi và thành thạo không ai bằng. Họ lấy làm tự hào là có thể nhận ra những gì giá trị và có lợi cho họ. Cuộc sống đối với họ là không ngừng theo đuổi danh vọng và/hoặc lợi nhuận.  Họ thường vồ lấy những gì họ có thể chiếm hữu và bỏ đi khi gặp một cơ hội khác tốt hơn.

Vấn đề duy nhất và đáng tiếc là họ không nhận thức được giá trị chân thật của tu luyện. Người Trung Quốc đã ví von rằng: “họ đã đến một kho tàng vô giá thế mà lại trở về tay không”.

Đáng thương thay, vì không lưu tâm đến sự tu tập cũng như không để ý đến phần tâm linh nên cả đời họ không hạnh phúc, họ thường sống trong nỗi bất an vì luôn luôn lo sợ bị thất bại.

Những người này, nếu được Phật pháp chuyển hóa tư tưởng hành vi và biết kiên trì ngay cả khi thất bại, thử thách, thì họ trở thành:

2.  Có tài và có đức: những cá nhân này khá đặc biệt. Họ nhẫn nhục chịu đựng mọi thử thách và kiên trì xoay sở để không bỏ cuộc trong việc tu luyện.

Ví dụ, chúng tôi muốn hỗ trợ cho những người xuất gia, những người thật lòng muốn tìm hiểu làm thế nào để tu luyện. Đó là lý do tại sao chúng tôi cố gắng tạo nên một môi trường thuận tiện cho người tu luyện: họ chỉ cần tập trung vào sự tu tập mà không cần lo lắng gì đến tiền thuê nhà, tiền tiêu vặt và những nhu cầu căn bản khác. Chùa chúng tôi, mặc dù khá nhỏ, nhưng không tham gia các hoạt động thương mại như bán thức ăn hoặc xin hỗ trợ tài chính (chẳng hạn tồ chức những hoat động gây quỹ).  Chúng tôi sống đơn giản qua nhờ sự phát tâm hỗ trợ chân thật của những vị thí chủ; họ tin rằng chúng tôi xứng đáng làm phước điền cho họ vì sự nổ lực tu luyện của chúng tôi.

Để có thể cùng nhau tu tập một cách hòa hợp và có hiệu quả, đối với những người xuất gia mới đến chùa này, họ cần phải trải qua ít nhất hai tháng thử thách trước khi họ được chính thức chấp nhận vào khuôn khổ của chúng tôi. Hãy tin tôi đi, hai tháng dài đằng đẳng này cũng được áp dụng luôn cho những người đang sống ở đây!

Còn các cư sĩ tại gia, chúng tôi rất hãnh diện và quý mến họ. Họ học để trở thành những người cha người mẹ tốt hơn, những người anh, chị, em tốt hơn, những người con, người láng giềng tốt hơn và các thành viên của cộng đồng tốt hơn. Họ trở nên hiếu thảo, vui vẻ, và đáng tin cậy hơn.  Đây là những cá nhân rất xuất sắc, là những trụ cột thực sự của xã hội chúng ta.

3.  Không có tài và không có đức: loại người này đại diện cho đa số những người đến chùa mà không có mục đích gì tốt lành hết.

Một số đến khóc lóc với chúng tôi vì người thân đang bị bệnh hiểm nghèo mà họ không còn nơi nào khác để cầu cứu. Một số người đến tìm phép lạ có thể làm biến mất những rắc rối khó khăn của họ để họ lại có thể tiếp tục tạo nghiệp.

Khi được cho biết rằng họ cần phải thay đổi và rằng phép lạ có thể xảy ra nếu họ đủ thành tâm, thì họ không tin.  Hoặc có lẽ, nó không có hiệu quả đối với họ, chỉ vì tôi ra điều kiện là họ cần phải thay đổi tư tưởng và lối sống nhưng họ không làm được.  Họ tưởng rằng những người xuất gia như chúng tôi, với lòng từ bi và tinh thần đạo đức, phải thực hành bố thí vô điều kiện.

Thật ra họ cũng khá đúng.  Đối với những người đức hạnh gặp nạn, chúng tôi thực hành bố thí vô điều kiện.

Hạng người vô tài vô đức rất dễ được phát hiện ra từ xa.  Có thể họ đang lái xe Mercedes nhưng tâm họ không an ổn vì từ nơi đáy lòng họ biết là mọi người không chấp nhận họ.  Họ không hạnh phúc vì cảm thấy không được niềm nỡ đón chào khắp mọi nơi. Họ không xứng đáng được giúp đỡ cho đến khi nào có sự chuyển biến trong tâm tư họ.

4.  Không có tài mà có đức: Những người này có tiềm năng.  Phải mất nhiều thời gian hơn để hướng dẫn họ, nhưng cuối cùng họ cũng trổ hoa và phát huy trí huệ.

Họ thường phán xét người khác.  Đối với hàng xuất gia, họ ngấm ngầm thường có tiêu chuẩn đạo đức khá cao và nghiêm ngặt.

Khi họ được thuyết phục và chứng minh là những người xuất gia chúng tôi đã đạt được tiêu chuẩn đó thì cũng phải còn rất lâu họ mới có thể có được niềm tin.

Hình như, hầu hết người xuất gia thuộc vào loại này. Nếu có lòng tin và tập trung tu luyện, họ có thể đạt được Thánh Quả. Đây là điểm đặc biệt của chương trình đào tạo tăng ni (Pháp Môn).

Còn những người tại gia thuộc loại này (không tài có đức) nếu tiếp tục cố gắng, tất cả đều trở nên khỏe mạnh và khôn ngoan hơn. Họ cũng trở nên tài giỏi, khéo léo hơn.

Tóm lại, trên đây là kinh nghiệm quan sát học hỏi thích thú nhất đối với tôi.

Chắc chắn có người sẽ hỏi: tôi thích loại nào?

Câu trả lời là … Không thích loại nào hết.

Tại sao?

Cuối cùng, một cách cụ thể hơn, quí vị cho tôi biết lý do tại sao quí vị xứng đáng được tôi giúp đỡ.

 

 

2 Responses to Bốn loại người

  1. quang says:

    ko sinh ko sac .vo tam vo duc ..ko phai vo tam vo duc …ko niem .ko phai ko ko ko niem …nam MO A DI DA PHAT

  2. vy says:

    can chi ro hon va cu the ra la ai .ten gi
    cu the lam gi

Phản Hồi đến vy Hủy bỏ phản hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Phần được đánh dấu là bắt buộc *

*

Bạn có thể sử dụng các HTML thẻ và thuộc tính: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Bộ gõ AVIM-Reloaded