Hãy theo bước chân Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan Thế Âm Bồ Tát là đấng giác ngộ tượng trưng cho Đại Từ Bi. Ngài dùng thần thông để cứu chúng sinh khắp mười phương: dùng Thiên nhĩ để lắng nghe các lời cầu cứu rồi dùng thần túc thông biến hóa đi khắp mọi nơi trong Pháp Giới để đáp ứng những lời xin cầu đó.

Chúng sinh trong cõi Ta Bà có mối quan hệ rất lớn với Ngài. Thế gian đã lưu truyền lại rất nhiều điều linh ứng của Ngài qua những hiệu quả cứu độ những người bị hoạn nạn hay đau khổ.

Đau khổ có nhiều dạng. Tuy nhiên, đau khổ có thể được chia ra tám loại:

  1. Đau khổ vì sinh: lần đầu tiên, lúc trẻ sơ sinh tiếp xúc với không khí liền có cảm giác rất đau đớn.  Vì thế chúng thường khóc khi vừa mới lọt lòng mẹ. Có người có thể không đồng ý, vì cho rằng đó chỉ là một kinh nghiệm khó chịu nho nhỏ mà hầu hết chúng ta không còn nhớ.  Đồng ý, vậy thì họ cũng không thoát loại đau khổ tiếp:
  2. Đau khổ vì già: cơ thể của chúng ta không còn muốn hợp tác với mình nữa. Cả cuộc đời, chúng ta nuôi dưỡng nó, nâng niu nó và ưu ái nó. Tuy nhiên, sẽ có lúc, nó không còn nghe lời ta nữa.  Quí vị có cảm thấy bực bội khó chịu khi phát hiện thêm một đường nhăn trên trán hoặc có thêm sợi tóc đổi màu không? Quá trình lão hóa không chỉ đáng sợ vì sự già nua xấu xí thôi đâu mà cái già còn dọn đường cho các bệnh tật.
  3. Đau khổ vì bệnh: cơ thể này của chúng ta dường như thu hút bệnh hoạn như mật ong thu hút ruồi.  Khi còn trẻ, chúng ta điều khiển nó được, nhưng càng lớn tuổi thì dường như chúng ta càng khó chế ngự nó hơn. Tuổi thọ trung bình của người sống ở các nước đang phát triển có vẽ đang gia tăng nhưng chất lượng cuộc sống thì chắc chắn giảm xuống vì số lượng của những bệnh không chữa được càng ngày càng tăng. Đó là đang dẫn đường cho:
  4. Đau khổ vì chết: chết là nỗi sợ hãi cuối cùng và lớn lao nhất của hầu hết các sinh vật. Giống như con gián vội vã chạy trốn vì sợ quí vị có thể bước dẫm lên mình nó hoặc xịt hóa chất độc hại vào nó.  Tất cả chúng ta đều muốn trì hoàn cái chết càng lâu càng tốt. Cũng tương tự như
  5. Đau khổ vì xa cách người thân yêu: lúc còn ở Việt Nam, em gái tôi thường rướm nước mắt mỗi khi chúng tôi ra sân bay đưa tiễn một người trong gia đình đi xa. Yêu thương cho chúng ta hạnh phúc nhưng cũng làm ta đau khổ, phải không?
  6. Đau khổ vì ở gần người mình ghét: Quí vị có khó chịu khi phải chung chạ với người mà quí vị ghét cay ghét đắng không? Có ai đã từng ao ước có thể làm họ biến mất khỏi trái đất này chưa? Có lẽ từ động cơ này mà người ta phát minh ra các thứ bom khủng khiếp (như  bom nguyên tử /hydro/neutron) để tiêu diệt kẻ thù cho khuất mắt.
  7. Đau khổ vì không có được những gì mình muốn: Mỗi khi chúng ta có ham muốn, mỗi khi chúng ta mong mỏi điều gì, thì chúng ta không tránh khỏi bị thất vọng. Những người vợ thường than phiền chồng họ không hiểu họ. Cha mẹ thường thấy con cái họ vô ơn và nhẹ dạ.  Ông bà thường cũng phải chấp nhận sự  lơ là bỏ bê của con cháu.  Chúng ta có quá nhiều đau khổ trong cuộc đời này là vì hoàn cảnh và người chung quanh không làm chúng ta vừa ý.
  8. Đau khổ vì sự hoành hành của ngũ uẩn: chỗ này lộ ra chiều sâu của Phật giáo.  Bảy loại khổ trên là đã quá khổ rồi. Cho đến đây, thì loại đau khổ này tệ hại nhất bởi vì thậm chí chúng ta không biết là có những loại đau khổ như vậy hiện hữu: thân, thọ, tưởng, hành, và thức.  Bây giờ tôi chỉ muốn quí vị ý thức được loại khổ này và sẽ giải thích nhiều hơn trong cơ hội khác.

Nếu quí vị thấy mình đang đau khổ, nhớ chỉ cần thành tâm niệm danh hiệu Bồ Tát Quan Thế Âm. Nếu quí vị có thể làm như vậy một cách chân thành, quí vị sẽ được cứu giải ngay lập tức!

Tại sao?  Đó là bởi vì vị Bồ Tát này đã thấu hiểu đau khổ là gì. Ngài hiểu sâu sắc tất cả những đau khổ vì chính Ngài đã từng trãi qua. Trong quá trình tu hành, Ngài đã chấm dứt tất cả các đau khổ của mình và rồi giúp đỡ người khác giải quyết đau khổ của họ.  Đó là mục đích và cũng là đại bi nguyện của Ngài: chấm dứt đau khổ cho chúng sinh.

Những người mang trọng ơn với Ngài, tôi có một đề nghị: Hãy theo bước chân Ngài, chấm dứt khổ đau của chính mình và cố gắng kết thúc đau khổ cho những người quanh ta.

One Response to Hãy theo bước chân Quan Thế Âm Bồ Tát

  1. Christine Nguyen says:

    Bạch Thầy,
    Bài Thuyết này rất hay.
    Cám ỏn Thầy

Phản Hồi đến Christine Nguyen Hủy bỏ phản hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Phần được đánh dấu là bắt buộc *

*

Bạn có thể sử dụng các HTML thẻ và thuộc tính: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Bộ gõ AVIM-Reloaded