Những bài viết về Xá Lợi Phật tại chùa

Bài viết: Lễ Chiêm Bái Xá Lợi Xuân Ất Mùi tại Lư Sơn Tự Tháng 2-2015

Xá Lợi Phật Làm Thay Đổi Ngôi Chùa Nhỏ Ở California
JOHN ROGERS – Ngày 13-10-2013

Picture 2 of 6

Ảnh ngày 18 tháng 9 2013, Thầy Bhante Wanarathana đang cầu nguyện trong phòng chưng bày Xá Lợi Phật tại chùa Lư Sơn, Rosemead, Calif. Ngôi chùa đã trở thành nơi lưu trữ cho nhiều tinh thể nhiều màu sắc, một chiếc răng và một sợi tóc được cho là có nguồn gốc từ cơ thể của chính Đức Phật. (AP Photo/Damian Dovarganes)

ROSEMEAD, California (AP) – Mặc dù đã xuất gia được 20 năm, Thầy Vĩnh Hóa chưa hề thấy quá nhiều Xá Lợi của các bậc Thánh nhân (tiếng Phạn gọi là shariras).  Tất cả những Xá lợi đó rất đổi quan trọng đối với đức tin của mình.

Xá Lợi đã đến với chùa một cách bất ngờ và đơn giản, nhà sư nói nhỏ nhẹ khi ông hiểu ra ông đã trở thành người chăm sóc hơn 10.000 Xá Lợi.

Thầy Vĩnh Hóa khiêm tốn nói rằng Lư Sơn Tự đã trở thành nơi lưu trữ hàng ngàn tinh thể nhiều màu sắc, hai chiếc răng và duy nhất một sợi tóc được cho là có nguồn gốc từ cơ thể của Đức Phật.  Bộ sưu tập Xá Lợi đã được cúng dường cho chùa bởi một người sưu tầm đã thu góp nhiều năm.

Xá Lợi được tin là có khả năng phát ra phép lạ cho những người đến gần.  Như các tín đồ của các tôn giáo khác, người Phật tử nói rằng phải có đủ đức tin mới nhận ra được những sự kỳ diệu của Xá Lợi. Một số người, mặc dù đã có những hoài nghi trước đây, họ đang bắt đầu tin rằng có sự mầu nhiệm đang xảy ra kể từ khi Xá Lợi đến.

“Ban đầu, tôi thực sự không biết phải nghĩ sao,” Vickie Sprout, một thiền sinh Philippine của chùa bày tỏ như thế.

Nằm trong khu dân cư, ở một góc đường trên sườn đồi, chùa hơi khó được nhận ra vì đó chỉ là một căn nhà nhỏ, khiêm tốn và đang xuống cấp theo thời gian vì được xây dựng vào khoảng thập niên 1950, ở miền Đông của Los Angeles. Từ trên ngọn đồi nhìn xuống, qua màn khói mờ bao phủ trên hàng trăm ngôi nhà khác, tất cả như có một sự giống nhau.

Những tu sĩ sống ở đó thích nó như vậy.  Họ thức dậy lúc 3:30 sáng mỗi ngày, và bên trong ngôi chùa trang trí công phu mà người ngoài không bao giờ nhìn thấy vì cửa thiền khép kín, họ dành nhiều thời gian tu thiền tịnh.

Thầy Hiền Giới bảo: “Khi đang tu dưỡng giáo lý Phật đà,  chúng tôi không phô trương, không muốn nhiều người tụ tập chung quanh”.

Kể từ khi Xá Lợi đến, đã có khá nhiều người vãng lai.

Đầu năm nay khi bắt đầu có buổi triễn lãm Xá Lợi,  đã có hàng trăm người đến từ mọi miền trên đất Mỹ.

Họ chen chúc về phía bàn thờ, xung quanh tượng Đức Phật và các nơi khác để nhìn thật gần, thật kỹ hàng ngàn tinh thể nhiều màu sắc, một số cho rằng đã đến từ trái tim và các bộ phận cơ thể khác của Đức Phật khi ngài được hỏa táng gần 3.000 năm trước.

Những tinh thể khác được cho là đã đến từ các thành viên gia đình và các đệ tử của ngài,. Thầy Vĩnh Hóa, nhà sư mặc áo cà sa màu nâu, đeo kính, giới thiệu đến du khách một lần nữa vào tháng trước (tháng 8/2013).

Bà Thu Nguyễn, một người đã nghỉ hưu, khoảng 70 tuổi nói: “Đối với chúng tôi, Xá Lợi rất là quan trọng vì nếu khi thấy Xá Lợi, chúng tôi nghĩ rằng chẳng khác gì thấy chính Đức Phật, mặc dù ngài qua đời đã quá lâu”, bà là người cùng 12 đạo hữu đi từ San Jose đến Lư Sơn Tự để chiêm bái Xá Lợi hôm đó.

Mặc dù những Xá Lợi như vậy có thể được tìm thấy tại các đền chùa Phật giáo khác trên khắp nước Mỹ, nhưng với một bộ sưu tập lớn như thế này quả là rất hiếm, Cô Sonya Lee, giáo sư Đại học Nam California cũng là chuyên gia về nghệ thuật và văn hóa Phật giáo nói.

Huỳnh Tám, một người chăm sóc về phong cảnh đã nghỉ hưu và đang là nhà sư, chính là người đã cúng dường bộ sưu tập. Ông cũng là một cựu sĩ quan quân đội miền Nam Việt Nam đã bị gửi đến một trại tù trong cuối thập niên 1970 sau cuộc nội chiến của đất nước.  Ông cho biết ông theo Phật giáo như một phương tiện để có đủ can đảm sống và tồn tại. Sau khi được thả, ông định cư ở Mỹ vào những năm 1990.

Ông bắt đầu sưu tầm Xá Lợi nhiều năm trước đây sau khi hiểu ra Xá Lợi đã chữa lành bệnh đau nhức chân thâm niên của ông. Trong khóa tu thiền thất một tháng tại Lư Sơn Tự năm ngoái, ông nói rằng ông đã có một tầm nhìn rộng hơn là muốn cống hiến tất cả Xá Lợi cho chùa để mọi người có thể được chiêm ngưỡng. Điều đó đã đưa thầy Vĩnh Hóa vào một tình thế rất bất ngờ.

Từ khi Xá Lợi đến, các nhà sư thanh đạm, sống chủ yếu vào sự cúng dường, đã phải tăng cường an ninh và sẵn sàng để đón số lượng du khách ngày càng tăng. Thầy Vĩnh Hóa cho biết ông hy vọng cuối cùng sẽ xây được một bảo tháp xứng đáng làm nơi tôn thờ Xá Lợi cho mọi người đến chiêm bái như ở Ấn Độ và châu Á, mặc dù Thầy biết rằng gây quỹ không phải là sở trường của một nhà sư.

Tuy nhiên, thầy nói : làm như thế, các nhà sư được vinh dự gì? Đức Phật đã mỉm cười với chúng tôi.

“Và chúng tôi cảm thấy cần phải chia xẻ vinh dự này với tất cả mọi người và hợp sức nhau để thành tựu công trình lớn lao này”, Thầy nói.

One Response to Những bài viết về Xá Lợi Phật tại chùa

  1. Mindy Dinh says:

    Kinh Thay,
    Su Co Chan lam rat ngac nhien khi nhin duoc Thay dang tran trong Xa Loi Phat.
    Su mau nhiem cua Xa Loi Phat khontg the nghi ban.
    Thuc su, khi moi co duoc Xa Loi Phat, Chan Lam chi tran qui le bai phung tho, nhung chua hoan toan 100% tin tuong, vi nghi rang lam sao minh co duoc Xa Loi Ngai sau hon 2500 nam tich diet.
    Nhung cay Bo De cua Chan Lam to lon phat trien mot cach la thuong , noi Chan Lam ngoi thien tri chu,niem Phat. Bay gio thi su tin tuong cua Chan Lam almost 100%.
    Nam moi,kinh chuc thay van an, Phat dao vien thanh.
    Kinh,
    Su Co Chan Lam
    (Nguoi cung duong buc tuong dong Thich Ca Mau Ni to Bao An Temple years ago)

Phản Hồi đến Mindy Dinh Hủy bỏ phản hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Phần được đánh dấu là bắt buộc *

*

Bạn có thể sử dụng các HTML thẻ và thuộc tính: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Bộ gõ AVIM-Reloaded