Tổ Sư Thiền dạy Tịnh Độ

Vấn:

Kính Bạch Thầy, con đọc những câu sau đây từ sách Tịnh Độ nhưng không hiểu ý nghĩa của nó.  Con biết tiếng Việt nhưng không hiểu tại sao các Tổ Sư Thiền lại chuyển qua Tịnh Độ.

Kính xin Thầy giải thích dẫn giải.

“Trong mười ba vị Tổ của Tịnh Ðộ, đã có bảy ngài nguyên là Thiền sư được chánh truyền. Các vị ấy là:

Thừa Viễn, Vĩnh Minh, Liên Trì, Ngẫu Ích, Hành Sách, Tỉnh Am và Triệt Ngộ. Tại sao các ngài đã ngộ Thiền mà không hoằng Thiền, trở lại hoằng Tịnh? Trong đây có ba nguyên yếu:

1. Về pháp môn: Trực Chỉ Thiền chỉ có lợi cho bậc thượng thượng căn, hàng trung, hạ khó bề thể nhập (“Phi thượng thượng căn, thận vật khinh hứa” – Tổ ngữ). Còn môn Tịnh Ðộ thì lợi khắp cả ba căn. Hàng thượng thượng căn tu Tịnh Ðộ có thể hiện đời ngộ được bản tâm, chứng Niệm Phật tam muội, khi mạng chung sanh về Thượng phẩm. Dù kẻ tối hạ căn nếu chuyên niệm Phật cũng được đới nghiệp vãng sanh, lên ngôi Bất Thối. Khi đã vãng sanh, kề cận Di Ðà, gần gũi thánh chúng, thọ mạng vô biên kiếp, lo gì không ngộ chân tâm, chứng thánh quả! Vì sự lợi ích rộng rãi chắc chắn như thế, các ngài mới khuyên tu Tịnh Ðộ!

2. Về thời tiết: Trong thời Chánh Pháp, có thật hành phần nhiều đều chứng quả, hoặc đi sâu vào thiền định để làm cơ bản cho những kiếp tu sau. Qua thời Tượng Pháp, sự ngộ đạo còn có ít người huống chi là chứng! Ðến thời Mạt Pháp, như kinh Ðại Tập nói:

“Ức ức người tu hành, song khó tìm một người ngộ đạo”. Dù được ngộ đạo, nhưng chưa phải chứng, phiền não nghiệp tập hãy còn, khi luân hồi bị phước báo làm mê, mười người đã thối chuyển hết chín. Do đó, từ cuối thời Tượng bước sang Mạt Pháp, chư đại thiện tri thức lần lần chuyển hướng dạy người tu Tịnh Ðộ. Vì bấy giờ thiền hóa còn thạnh hành, các ngài thị hiện phương tiện, trước triệt ngộ Thiền cơ, sau hoằng dương Tịnh Ðộ, mới được người đương thời tín nhiệm tuân hành.

3. Về cơ duyên: Từ đầu Mạt Pháp trở về sau, căn cơ của quần chúng hầu hết là hạng trung, hạ. Muốn thật hiện mục đích lợi sanh trong thời đại này, chư Bồ Tát phải tùy cơ duyên mà chủ trương Tịnh Ðộ. Các tông khác tuy cũng rất cần chấn hưng, nhưng chỉ thuộc phần thứ yếu, bởi sự lợi ích không được phổ cập.

Từ trước chư tôn túc trong các tông khác xét biết điều này, nên tuy vẫn hoằng dương bổn môn mà phần nhiều đều quy hướng Tịnh Ðộ. Như Chân Yết Liễu thiền sư nói: “Những vị dưới tông Tào Ðộng đều mật tu Tịnh Ðộ, bởi Tịnh Ðộ thấy Phật còn dễ hơn Thiền tông” (Ðộng hạ nhất tông giai cụ mật tu, dĩ Tịnh Ðộ kiến Phật vưu giản vị ư Tông môn).

Ðế Nhàn Pháp Sư tuy truyền bá tông Thiên Thai, song vẫn niệm Phật. Khi sắp viên tịch, ngài đọc lời kệ khuyến tấn đại chúng:

Tôi nhờ niệm Phật.
Tịnh Ðộ hiện tiền.
Thọ dụng chân thật.
Chúng gắng tinh chuyên!

MN


Đáp:

Tôi không đủ tư cách phê bình lời dạy của các tổ sư và chư tôn đức.  Nhưng vì bị hỏi nên phải cố gắng trả lời theo cái hiểu biết nông cạn của tôi.

Bàn về ba lý do các vị Thiền Sư chọn hoằng dương Tịnh Độ thay vì dạy Thiền, tôi không hoàn toàn đồng ý với tất cả các lý do nêu ra.  Thứ nhất là vì phiên dịch không được chính xác.  Lý do khác là lời giảng cho người đời xưa bên Trung Hoa nên văn hơi luộm thuộm.  Tôi sẽ trình bày theo một cách nhìn trực tiển hơn:

  1. Pháp môn: đồng ý là Tịnh độ thích hợp cho nhiều căn cơ hơn.  Ngược lại, thiền tông chỉ thích hợp cho kẻ thượng căn.  Phần còn lại cũng đúng và rất thông thường được giảng như thế.  Theo tôi, lý do chính là vì lòng đại bi của các vị tổ sư nêu trên.  Đương nhiên là dạy Tịnh độ thì phải dạy nhiều người hơn.  Đó có nhiều phiền toái hơn chúng ta có thể tưởng tượng được.
  2. Thời tiết: tôi thì nghĩ khác.  Trong thời Mạt Pháp, chúng sinh không còn khả năng tu tập lâu dài nữa.  Tu Thiền cần phải tinh tấn tu trong thời gian lâu dài nên ít ai có cơ hội tu nữa.  Ví dụ, thiền thất chúng tôi bắt đầu từ 3 giờ sáng đến 12 giờ đêm mỗi ngày.  Ít ai có thể theo kịp.  Phần lớn thì sợ không dám thử.  Ngược lại, niệm Phật thì không gắt gao như vậy.  Cho nên niệm Phật dễ dạy cho đại chúng hơn.
  3. Cơ duyên: Đời nay, đương nhiên là căn cơ chúng sinh thấp hơn.  Tôi không giám khẳn định là nhiều thiền sinh âm thầm tu niệm Phật.  Theo tôi nghĩ, đa số người tu sẽ không đắc giải thoát trong kiếp này được đâu.  Thay vì chịu lọt lại vào luân hồi, tổ sư khuyên chúng ta nên tìm cách vãng sinh để tránh bị bấp bênh chìm nổi trong biển sinh tử nữa.  Một lý do rất quan trọng khác là nếu đắc vãng sinh thì sẽ đắc bất thối.  Còn luân hồi thì sẽ dễ bị thối chuyển.

Tôi hoàn toàn đồng ý với thâm ý của chư tổ sư.  Những kẻ thật sự có phước sẽ tìm đủ mọi cách để đắc vãng sinh kiếp này.

One Response to Tổ Sư Thiền dạy Tịnh Độ

  1. VÔ TÍCH says:

    1/Sở dĩ nhiều vị thiền sư chuyển qua hoá độ học chúng bằng môn Tịnh Độ,là bởi đối với đạo sư thấy
    Tánh thì họ có thể dùng bất cứ pháp nào để giúp người mê tỉnh mộng.Thật ra Thiền môn cũng như Tịnh
    môn không phải các pháp tu chứng gì cả,đều là “ngón tay chỉ trăng” mà thôi.Nên biềt,từ “Thièn” trong
    Phật Đạo chỉ cho Tuệ Quang Bátnhã của Phật Tánh,từ “Tịnh” chỉ cho Pháp Thân trong sạch.Có thể nói
    “Tịnh” là Thể và “Thiền” là Tánh,Thể-Tánh không hai cho nên các ngài dạy Tịnh tức là dạy Thiề rồi vậy.
    Chính tổ Huệ Năng xưa kia cũng đã giảng Tịnh đó thôi(Pháp Bảo Đàn).
    2/Thật ra trong Phật Pháp thì Pháp nào cũng là trực chỉ cho người học đốn ngộ cả thôi.Chẳng qua học
    nhân không hiểu ý chỉ của Phật,không biết nguyên do xuất hiện của Phật(Pháp Hoa),nên lầm pháp thuyết của Phật là dạy các pháp tu hành,thành tăng thượng mạn.Phật bảo pháp thuyết của ngài chỉ
    là “ngón tay chỉ trăng”,như thế chẳng phải trực chỉ đó sao?Người học nhân đó mà thấy ánh trăng
    Bátnhã diệu minh của Phật Tánh,như thế chẳng phải đốn ngộ hay sao?Như trong môn Tịnh,người
    học nếu nhân lời Phật mà thể hiện Vô Sanh,cứ cho “mặt trời tâm tánh” vọng minh trong thân lặn tắt
    tịch diệt phương tây đi,làm sao mà chẳng thấy liền Pháp Thân Phật Tánh tịnh độ hiện tiền?Thế nhưng
    đã có mấy ai thể hiện như vậy hay chưa?Họ vẫn cứ giữ “mặt trời tâm tánh” trong thân,rồi lại dùng
    nó niệm Phật cầu sanh tịnh độ cực lạc,như thế gọi là “tây phương tịch diệt” đó sao?Tâm tánh sanh
    tử vọng minh vẫn còn sờ sờ đó thôi,tây phương tịch diệt chổ nào?Tóm lại,chỉ vì hiểu lầm ý kinh mà
    khiến tính cách trực chỉ của Pháp thành vô tác dụng.
    3/Ong đã hiểu lầm về việc “thời tiết chánh mạt” của Pháp.Pháp khong có thời tiết nên cũng không có
    chánh mạt.Thời tiết chánh pháp là chỉ cho lúc có nhiều đạo sư giác ngộ thấy Tánh,họ sẽ làm Phật
    Pháp hưng thịnh.Còn thời điểm gọi là mạt pháp là lúc đa số đạo sư không ai kiến Tánh,họ không
    biết cách khai thị Phật Tánh cho người ngộ nhập,chỉ biết dạy các pháp tu mà thôi.Phật Pháp là pháp
    giác ngộ mà họ dạy tu,do đó thành ra mạt pháp.Tóm lại,pháp trở thành chánh hay mạt là do đạo sư
    có được vô sanh thấy Tánh hay không mà thôi,Phật Pháp không dính dáng trong việc này.

Phản Hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Phần được đánh dấu là bắt buộc *

*

Bạn có thể sử dụng các HTML thẻ và thuộc tính: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Bộ gõ AVIM-Reloaded