Vi phạm nhân quyền

Câu chuyện này được đưa ra trong bài giảng Kinh Địa Tạng lần trước, nhưng vì lý do kỹ thuật, toàn bộ bài giảng đã không được ghi âm lại.  Đó là câu chuyện về cuộc đời của Đức Phật, đã tạo ra rất nhiều tranh cãi.  Chúng tôi nghĩ rằng bài học này rất quan trọng nên nhắc lại ở đây.

Khi Đức Phật còn là người thường (trồng nhân để thành Phật), Ngài đã tích cực tu luyện trong một thời gian rất lâu và đã đạt được nhiều thành tựu lớn lao.

Sau đó Ngài đã được tái sinh làm thái tử của một cường quốc.  Vị vua cha rất có thế lực bởi vì quân đội của ông bất khả chiến bại. Lý do là vì Nhà vua có một vũ khí rất đặc biệt: đó là một con voi trẻ, nó có thể đánh bại bất kỳ đoàn quân nào nó phải đối mặt. Đương nhiên, con voi là quốc báu nên vua cha chăm sóc và năng niu nó như con mình.

Mọi chuyện tưởng như được an bài một cách tốt đẹp cho vị thái tử vì con voi còn rất trẻ, nó vẫn sẽ còn đó khi vị thái tử lên ngôi sau này.

Nhưng thật kỳ lạ, thái tử chỉ thích làm việc bố thí và từ thiện mà thôi , không màng đến chính trị . Chàng ta có thể cho đi bất cứ những gì  mà người  khác đến xin.  Lòng bác ái rộng lượng của thái tử lan truyền khắp nơi.

Có một đối thủ ác độc của vua cha, là vua của một cường quốc khác.  Ông này nghĩ ra một kế hoạch âm mưu hãm hại đối thủ của mình.

Ông ta tìm đến và đòi gặp thái tử để  xin con voi.  Bởi vì con voi đó là của vua cha, cho nên , sau một lúc do dự, thái tử cũng đã lấy trộm con voi và lén lút đưa cho nhà vua hiểm ác kia, ông vua đó lập tức dẫn con voi trốn đi.

Khi vua cha phát hiện ra con voi yêu quí của mình bị mất, thái tử liền thú thật với cha mình để tránh cho người giữ voi bị hàm oan.  Vua cha nói: “Dù cho con dùng hết tiền bạc của ta để làm việc từ thiện  ta cũng không màng nhưng cho đi con voi quốc bảo của chùng ta là điều không thể chấp nhận được! Tội này không thể tha thứ!  Ta trục xuất con ra khỏi vương quốc của ta.”

Hoàng tử buồn bã về kể lại với vợ con.  Ông nói với vợ và hai con trai: “Phụ hoàng chỉ trục xuất ta thôi vì ta phạm tội.  Các người vẫn có thể ở lại đây vì các người vô tội. ”

Người vợ trung thành và hai người con yêu quý của ông không chịu nghe lời, khăng khăng đòi đi theo, dù bất cứ nơi nào.  Họ chất tài sản ít ỏi của họ vào một chiếc xe kéo.  Vị thái tử kéo phía trước, vợ và hai con đẩy từ phía sau và họ rời khỏi hoàng cung.

Trên đường đi, họ bị dân chúng nhạo báng và chế giễu vì sự phản quốc của hoàng tử. Tuy nhiên, họ vẫn khắn khít bên nhau.

Sau đó, họ gặp một người chuyên mua bán nô lệ, người này rất thích hai đứa con trai.  Không một chút xấu hỗ, ông hỏi vị thái tử mua hai người con, nói rằng ông có thể bán chúng nó được giá.

Thái tử chưa kịp mở miệng nói một tiếng thì vợ ông xen vào ngay lập tức: “Bước qua xác chết của tôi trước đã!”  Vì thế thái tử không dám nói gì cả.

Khi nhờ vợ đi lấy nước ở con sông dưới đồi, thái tử nhanh chóng trao hai con mình cho người buôn nô lệ, và ông này dẫn chúng đi ngay lập tức.

Khi người vợ trở lại và khám phá ra hai người con trai đã bị cho mất, bà ta rất đau lòng nhưng vẫn trung thành ở lại bên chồng.

Họ tiếp tục đi và gặp một người đàn ông. Người này rất thích vợ của thái tử và ông ta xin bà ấy.

Bây giờ ,bà là người duy nhất còn lại và cũng là người rất tận tụy với thái tử vậy mà ông đã bằng lòng cho bà ấy luôn.

Đó là cách mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thực hành pháp bố thí ở đời trước.

Khi tôi kể câu chuyện này vào tuần rồi, một người đệ tử da trắng đã tỏ ra rất khó chịu. Chúng tôi tranh luận khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ, ông cương quyết khẳng định rằng thái tử hoàn toàn sai lầm, chắc ông ta phải bị húc đầu nên mới điên rồ đến như vậy.

Xin hỏi , ở thế gian này có bao nhiêu thái tử đồng ý cho con voi đó?  Chắc chắn là không ai cả bởi vì làm như vậy là phá hại cha mình, đưa đất nước vào chỗ lâm nguy và dĩ nhiên cũng hủy hoại tương lai của chính mình.

Hơn nữa, đem vợ con của mình mà cho người khác thì rõ ràng đây  là một sự vi phạm nhân quyền!

Đương nhiên trong giới Phật giáo cũng đã có nhiều tranh luận gay gắt về câu chuyện này.  Một bên cho rằng thái tử là sai.  Còn bên kia thì cho rằng đó là đời sống trước của Đức Phật,thì  Ngài không thể nào sai được.  Không bên nào có thể thuyết phục được phe đối lập của mình.

Thú thật với quí vị, tất cả đều sai hết!

Câu chuyện này đưa ra  không phải để  nói về kiến thức hiểu biết hoặc dẫn chứng lý luận.

Mà đây là một bài học về sự  bố thí chân chính.  Khi thái tử cuối cùng cũng cho luôn người vợ yêu quý và trung thành của mình, ông đạt được tột đỉnh của pháp bố thí: tam luân đều không cả: Người cho (thái tử), món quà (vợ ông) và người nhận (người đàn ông ham muốn bà) tất cả đều là không.

Lúc đó, thái tử đắc giác ngộ.

Câu chuyện này không phải để chúng ta tranh luận, đấu lý, mà nó ngụ ý dạy chúng ta bài học về làm, hành động.  Nếu chúng ta có thể thực hành pháp bố thí như vậy thì chúng ta cũng có thể đắc được giác ngộ.

Phản Hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Phần được đánh dấu là bắt buộc *

*

Bạn có thể sử dụng các HTML thẻ và thuộc tính: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Bộ gõ AVIM-Reloaded