Bài vị Dược Sư

Vấn:

Kính bạch thầy,

Trước tiên con có lời kính thăm hỏi, vấn an thầy.

Con đang đọc cuốn sách thầy dịch giảng kinh Dược Sư. Con đọc rất chậm, để hiểu thấu đáo những lời giảng. Con định khi nào đọc xong sẽ hỏi thầy luôn một lúc nhưng đến bây giờ thì con có khá nhiều câu để hỏi rồi.

1. Khi một người tu tập có công đức rồi đem công đức đó hồi hướng cho người bệnh. Nếu người bệnh được hết bệnh thì người hồi hướng công đức có thể bị bệnh hay không (vì can thiệp vào “chuyện ân oán giang hồ”)?

2. Thí dụ con muốn thỉnh bài vị Dược Sư cho người thân của con bị bệnh. Người bị bệnh có cần phải là người có lòng tin vào Phật Dược Sư nói riêng và Phật Pháp nói chung hay không? Ngoài những thủ tục cúng dường ra thì điều kiện để thỉnh một bài vị Dược Sư có cảm ứng là gì thưa Thầy?

3. Trong sách dịch giảng, thầy có nói đến một sư cô thường chữa bệnh bằng cách cho người bệnh uống nước sau khi đã để trên bàn thờ Phật và đọc chú. Hậu quả là sư cô thường xuyên bị bệnh do can thiệp vào chuyện giang hồ. Pháp Dược Sư cũng là can thiệp vào chuyện giang hồ và theo con hiểu là vị thầy dùng pháp Dược Sư không phải chịu những hậu quả như sư cô. Như vậy sự khác nhau là ở pháp và pháp lực của hai vị ấy khác nhau phải không thưa thầy?

4. Câu hỏi này có liên quan đến câu hỏi thứ ba và thắc mắc của con về Hoà thượng Tuyên Hóa. Vị thầy dùng pháp Dược Sư sau này trước khi mất có sẽ như Ngài Tuyên Hóa, phải chịu những đớn đau và bệnh tật vì đã cứu sống và chữa bệnh cho nhiều người hay không? Ngài có dùng pháp Dược Sư hay không?

5. Ở đâu đó thầy có nói rằng mình không nên” xen vào chuyện giang hồ”, nhưng Ngài Tuyên Hóa đã làm. Có phải là vì Ngài đã tự tại với chuyện sinh tử hay không? Hay ít nhất phải có một định lực và pháp lực nhất định nào đó mới có thể làm được?

Thưa thầy, đây là những câu hỏi con đã có lần thắc mắc nhưng nhờ đọc cuốn sách dịch giảng kinh Dược Sư do thầy viết mà con mới có dịp để hỏi. Con kính xin thầy từ bi chỉ dạy cho con được rõ. Con xin cảm ơn thầy.

TNQ

Đáp:

Mong TNQ tự nhiên gởi câu hỏi khi có thắc mắc.  Chúng tôi sẽ cố gắng đáp khi có cơ hội.

  1. Hồi hướng công đức cho người khác tức là can thiệp vào chuyện ân oán của người tất nhiên phải gánh chịu hậu quả.  Có thể sẽ mang bịnh, hoặc hiện ra hay không.  Cũng có thể không mang bịnh, ví dụ trong trường hợp chủ nợ của người bịnh có nợ với chúng ta hoặc nhờ nghe giảng Phật pháp mà họ phát tâm hỉ xả, lo tu hành cầu giải thoát.
  2. Người bị bệnh không cần phải tin Phật Pháp.  Đại khái là pháp Dược Sư tạo ra phước báu để trang trải nợ nần thay vì phải trả nợ bằng cách bị bịnh hoặc khổ sở.  Nếu biết thành tâm khi xin thỉnh bài vị̣Dược Sư thì phước báu tạo ra nhiều hơn, có thể trang trải nợ nần nhiều hơn.
  3. Bàn về sự hiệu nghiệm thì không có gì nhất định.Ví dụ, người thành tâm tận lực cúng dường thì hiệu quả rất nhiều, có thể tiêu trừ hết thảy các bịnh khổ dầu nan y đến chừng nào.  Đây là theo pháp được giảng trong kinh Địa Tạng mà năm sau chúng tôi dự định sẽ in ra.

    Một mặt khác là hành động của người bị nợ.  Nếu họ sống thiếu đạo đức thì ít thấy hiệu lực.  Cũng như cho uống thuốc cai nghiện nhưng bịnh nhân vẫn tiếp tục dùng chất ma túy.  Hoặc có người tính toán thiệt hơn mà họ cho là khôn ngoan: Thay vì trả tiền giải phẩu tốn cả trăm ngàn thì đến thỉnh bài vị tại chùa sẽ tiết kiệm tiền hơn.  Như thế là không có sự thành tâm và không khác gì phá hoại hệ thống y khoa của đời sao?

    Phật Pháp là để giúp đời và người chứ không phải mưu hại hoặc đàn áp bất cứ ai cả.  Quí vị nghĩ coi, chúng tôi bênh vực cho bịnh nhân mà thôi thì ai bênh vực cho chủ nợ đây?  Chúng ta nên có tinh thần công bằng, tìm cách giải quyết các vấn đề mà tất cả đều được lợi và thỏa mãn.

    Pháp lực quan trọng.  Đương nhiên người không có sức thì sự giúp đở sẽ không nhiều.  Cho nên chúng tôi thường tinh tấn tu luyện để phát triển khả năng giúp đời.

    Nói chung là pháp Dược Sư sẽ được áp dụng để giải quyết đủ các loại vấn đề như Kinh Dược Sư giảng tường tận.  Nhiều khi muốn đánh đến vua thì phải giải quýt các tướng tá trước, nên có thể cần thời giờ hơn.  Chung qui thì phước báu tích tụ đều đều để giải quyết các nạn đồng thời tạo phước báu để hưởng.

    Lý do chúng tôi vẫn dùng pháp Dược Sư vì càng ngày càng có nhiều người được toại nguyện.  Hơn nữa, pháp này là một phương tiện vi diệu tạo phước báu về Đại Thừa để giúp tiêu tai diên thọ.  Các phước báu này không làm hại ai mà chỉ đem lại sự an lạc cho đời này cũng như lợi ích xuất thế về sau.

    Thành thật mà nói thì đôi khi giúp không được vì có sức nhưng lại thiếu duyên.  Cũng như trong quyển sách giảng về kinh A Di Đà, ngài Tuyên Hóa kể đức Phật không độ được đàn ong sau thành người mà phải nhờ Ma Ha Mục Kiền Liên.

  4. Có nợ thì phải trả.  Giúp người chữa bịnh thì thường sẽ phải chính mình chịu hậu quả.  Ví dụ, nếu tôi khoe khoang có thể can thiệp chữa bịnh và đồng thời lợi dụng cơ hội để nổi tiếng hơn và nhận nhiều cúng dường hơn thì sẽ phải trả hậu quả vì hành động của tôi là do lòng tham.
  5. Mỗi người mỗi khác.  Tại bổn tự, chẳng những chúng tôi lo giải quyết vấn đề cho người bịnh mà còn phải bảo vệ cho người đứng ra thỉnh bài vị (sponsor) vì đó là chuyện cần làm.  Nếu không thì ai dám đứng ra nhờ chúng tôi can thiệp?

  6. Theo tôi nghĩ, ngài Tuyên Hóa cố ý thị hiện bị bịnh rất nặng vì muốn cân nhắc các đệ tử không nên can thiệp chuyện ân oán, trước khi hiểu hậu quả.  Ngài có nhiều pháp giúp chúng sinh tùy nhân duyên.
  7. Tôi rất khâm phục ngài Tuyên Hóa nên cũng bắt chước, sẵn sàng bị bịnh để giúp chúng sinh.  Quí vị không nên bắt chước vì chưa đủ sức gánh chịu hậu quả.  Ví dụ, nếu thường còn tính tóan lợi hại, cân nhắc khi giúp người thì không nên.  Hoặc khi bị nạn vì giúp người mà than thở, nuối tiếc thì không nên.  Hoặc giúp người mà mong người ta biết ơn thì không nên v.v…

  8. Lời khuyên của tôi áp dụng cho tất cả những người chưa thành Phật, nhất là cho những người chưa giác ngộ.  Ngài Tuyên Hóa là một vị Đại Bồ Tát, thuộc ngoại lệ.

Phản Hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Phần được đánh dấu là bắt buộc *

*

Bạn có thể sử dụng các HTML thẻ và thuộc tính: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Bộ gõ AVIM-Reloaded