Đáp:Đây như chuyện tình thương. NL rất có phước nên được gia đình thương vá đùm bọc như thế. Cho phép tôi nói rõ cái tư tưởng của ba NL qua ba sự lựa chọn:
Việc xuất gia rấtt khó khăn vì cần nhiều thời gian mới có thể giải quyết những ràng buột và liên hệ gia đình. Có thể làm được. Tôi sẽ nói chuyện điện thoại sau rõ hơn vì các lý do tư nhân và hữu hiệu. Phần còn lại thì có thể bàn tiếp vì chuyện này rất thông thường. Rất thông thường với gia đình người Á Đông. Ngày nào đó trong tương lai, tôi hy vọng rằng bậc cha mẹ người Á Đông tại Mỹ tỉnh thức, và ý hội được rằng trong “nước mới” này, họ phải cho phép con cái họ thí nghiệm và sống như theo ý họ sau khi đã trưởng thành. Đáng tiếc rằng cha mẹ người Á Đông quá hãnh diện trên sự thành công của con cái nên tạo cho chúng nó quá nhiều áp lực. Tai hại này có thể lan truyền đến rất nhiều thế hệ sau và tiếp tục tạo truyền thống can thiệp và tạo bất hạnh cho con cái. Ví dụ, tôi nghĩ rằng bà giáo sư người Á Đông trường Yale mà biên soạn cuốn sách “The Battle hymn of an Asian Tiger mother” [revision team: please verify] hòan tòan lầm. Truyền thống Á Đông về hãnh diện với sự thành công với con cái nên được để lại Á Châu. Tôi tin rằng truyền thốn văn hóa tại Mỹ thích hợp hơn cho sự phát triển của trẻ em. Tôi mong rằng các đọc giả không nghĩ rằng tôi chủ trương “bỏ bê con cái irresponsibility”. Ngược lại, bậc cha mẹ của cách chủng tộc nên khuyến khích con cái thí nghiệm và làm lỗi. Thất bại có thể giúp rèn luyện đức tính và khai trí huệ. Thành công thường tạo chấp trước [ỷ lại vào sự tiếp tục thành công] và khiến người tự mãn. Trở về lại người cha này, tôi có rất nhiều thiện cảm cho ông ta vì ông ta rất thương con gái mình. Đáng tiếc là ông ta không biết cách thương nên thiếu sự sáng suốt. Theo tôi nghĩ, ông ta không đồng ý cho phép NL xuất gia vì ông ta không chịu nỗi NL giám từ bỏ tình thương của ông dành đặc biệt cho cô ta. Làm sao cô ta có thể nghĩ đến cắt đứt liên hệ với gia đình mà xuất gia? Nếu NL lập gia đình thì vẫn còn liên hệ cha con. Ngược lại, sau khi NL xuất gia thì theo sự hiểu biết của ông ta về đạo Phật thì sẽ không còn liên hệ gia đình nữa. Tôi mong tất cả các bậc cha mẹ của thế giới nên hiểu cách thương con cái hữu hiệu hơn. Tốt nhất là nên cho phép chúng nó có sự tự chọn và sẵn sàng có mặt ở đó khi chúng nó lâm nguy. Đó mới là thật sự thình thương sâu đậm vì, ví như con gái chọn đường lầm, quí vị vẫn tiếp tục thương yêu nó và kính trọng nó. Quí vị cần sẵn sàng chịu khổ với chúng nó thay vì sự bị chúng nó làm khổ mình. Nếu không thì là tình thương ích kỹ mà thôi. Đa phần những tình thương vô điều kiện mà tôi thường nghe người thế gian nêu ra thật ra chỉ là ích kỹ. Đó chỉ là sợ không thể nào chịu đựng được khi con mình khổ. Đại tình thương thì cho phép chính mình bị âm thầm khổ sở trong khi chia sẽ cái khổ của con cái. Bậc cha mẹ thì không tránh được khổ sở với con cái và đồng thời âm thầm day dứt vì chúng nó. Đó mới là hành động của cha mẹ thật sự yêu thương con cái. |