Đáp:
Nếu Phật tử nhìn các tôn giáo khác thì sẽ thấy rằng bên Thiên Chúa giáo, có vợ và mẹ làm bà sơ. Theo tôi biết thì Thánh điển họ không cấm người có gia đình đi tu. Tương tự như vậy, không có kinh điển Phật giáo nào cấm người có gia đình xuất gia. Ví dụ, vợ của Phật Thích Ca và kế mẫu đều thành tỳ kheo ni ngay khi vua cha còn sống. Nhìn một cách khác thì có thể là các tôn giáo không kỳ thị người có gia đình. Hơn nữa, nếu như TH hỏi nhiều thầy cô hơn thì sẽ thấy rằng trong lịch sử Phật giáo, đã có rất nhiều người có gia đình xuất gia. Tôi thành thật xin lỗi nếu điều này khiến Phật tử không vừa ý. Theo Phật giáo, có xum hợp thì phải có chia ly. Người đời cũng thường nói rằng không có tiệc nào mà không tàn. Nếu TH nghe thêm các bài giảng khác của tiểu tăng này thì sẽ có nhiều chi tiết hơn. Chung qui, có gia đình là vì nhân duyên, ly hôn là vì hết nhân duyên, xuất gia cũng lại như thế. Đại đa số phụ nữ có gia đình không thể xuất gia vì thiếu duyên đạo và còn bị ràng buộc bởi duyên đời. Cá nhân tôi thì chủ trương tôn trọng sự lựa chọn cá nhân. Tôi cho phép người xuất gia nhưng không cho phép bất cứ ai trốn tránh trách nhiệm. Vì thế, họ phải sắp xếp mọi việc gia đình cho ổn thỏa và phải được sự đồng ý của người thân. Mong TH tiếp tục phát biểu ý kiến. Đính chính:
Theo Công giáo, những phụ nữ đã lập gia đình và sinh con được phép đi tu nếu trở thành góa phụ. Nếu người phái nữ đã ly dị và muốn trở thành bà xơ thì phải thông qua một thủ tục để bãi bỏ hôn nhân. Trong trường hợp này, hôn nhân, được coi là một hợp đồng và lễ phước giữa hai cá nhân và Thượng đế, được hủy bỏ. Sau khi nhận được hủy bỏ thì mới có thể trở thành sơ hoặc cha, frère hoặc tu sĩ.
Nến có con cái thì trước tiên phải lo cho tròn bổn phận. Bậc cha mẹ phải đợi cho đến khi chúng nó trưởng thành mới có thể được xét đơn xuất gia.
Mỗi dòng hoặc cộng đồng có thể có sự khác biệt hoặc ngoại lệ. Nhưng trên là thể lệ chính thức.
Chúng tôi thành thật cáo lỗi với các đọc giả vì đã sơ sót trong câu trả trả lời. |