Yếu đuối

Vấn:

Xin thầy chỉ dạy cho con phải làm thế nào trong trường hợp sau đây:

1. Trong bài giảng thầy có nói là ”ai cũng ao ước được chứng minh là mình đúng”. Vậy khi mình đúng mà người khác nói mình sai thì mình phải có thái độ như thế nào? Hoặc khi người khác sai mà mình không chứng minh cho họ biết điều mình nói là thật sự đúng hoặc đó là một chân lý thì họ sẽ tiếp tục sai lầm. Vậy trong những lúc đó con phải cư xử như thế nào mới là đúng, thưa thầy? Hay trong tất cả trường hợp khi mình nói 1 lần mà người khác không chấp nhận thì mình chỉ im lặng để họ tự suy nghĩ. Đối với con thì khi con nói mà người khác không nghe thì con giải thích thêm 1, 2 lần nữa; nếu họ vẫn không nghe thì con chỉ im lặng và để cho họ muốn suy nghĩ sao thì nghĩ. Con làm như vậy có đúng không thầy?

2. Tính con hay tội nghiệp người khác, khi con thấy người khác khổ con thấy khó chịu trong lòng nhưng con chỉ giúp được 1 ít trong số họ. Hay những khi người khác làm con buồn mà chỉ thấy họ khổ là tự nhiên con cũng xiêu lòng. Đây là điều mà làm cho con nhiều khi không dứt khoác được trong hành động của mình và làm cho con yếu đuối. Con xin thầy dạy con con phải làm gì để thoát ra khỏi sự yếu đuối này. Con cảm ơn thầy đã chỉ dạy cho con.

NL

Đáp: 

Thầy sẽ cố gắng  nhưng NL  đừng nghĩ rằng cái gì thầy cũng biết cả:

  1. NL nên ngừng thuyết phục người khác, nhất là khi họ sai lầm.  Ví dụ, nếu ba sai lầm thì ai cho phép NL nói ông ta sai?Thông thường, chúng ta chỉ có thể phát biểu ý kiến nếu người khác thành thật hỏi ba lần.  Đó là tinh thần tôn trọng người  ta.  Mọi người đều có quyền chọn  khổ sở hay tìm cách giải tỏa phiền não nhất là khi họ sai lầm.  Chúng ta không nên xen vào nghiệp báo của người .NL nên thử “chịu đựng”  sự sai lầm người khac và  hãy có mặt khi họ hết đường đi.  Lúc đó thì họ mới có thể chịu nghe lời khuyên.
  2. Tâm từ bi của NL rất đáng khen.   Thầy không thấy có gì sai lầm cả khi nhường người khác.  Thầy chẳng thà yếu đuối chịu nhẫn nhường thay vì  cương quyết mà thiếu từ bi.Hơn nữa, nếu thật sự muốn giúp kẻ khác, thì có thể quyết tâm từ bỏ cuộc sống thế tục như trước kia đức Phật đã tứng làm như vậy.  Chịu khó đi học  phương pháp cứu khổ cho người.  Hãy chuẩn bị tinh thần vì sẽ phải chịu  rất nhiều khổ sở: Chúng ta phải sẵn sàng từ bỏ những gì quan trọng nhất mới có thể  giữ vững ý chí và có trí huệ chân chính để giúp người và giúp đời.

Phản Hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Phần được đánh dấu là bắt buộc *

*

Bạn có thể sử dụng các HTML thẻ và thuộc tính: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Bộ gõ AVIM-Reloaded