Sống đạo đức

Thuở xa xưa, trong một tiền kiếp, tiền thân đức Phật làm nghề bán chậu và nồi.  Trong cùng khu vực, cũng có một người đồng nghiệp, bán cùng thứ hàng nhưng người này rầt tham lam.  Hai bên thỏa thuận với nhau: chia khu vực, mỗi người bán dạo trong vùng của mình.

Tại một thành phố nọ, gần đấy, có một gia đình thương gia trước đây rất giàu có nhưng nay bị phá sản, các người con trai và anh em họ cũng qua đời, chỉ còn lại một cô con gái và bà nội.  Cả hai sinh sống bằng cách làm mướn cho người ta.  Tuy nhiên, họ vẫn còn có một cái tô bằng vàng mà ông đại thương gia, chủ gia đình, lúc còn sống thường dùng.  Tô này đã không được xử dụng từ lâu và bị bụi bậm bám đầy làm dơ dáy, cho nên hai người đàn bà không biết giá trị nó.

Người bán dạo tham lam đến trước nhà họ rao, “Ai mua chậu nước không?  “Ai mua chậu nước không? ”

Cô gái nói với bà nội, “Nội ơi, mua cho con một cái chậu nước nhé!”
Chúng ta nghèo quá, còn có gì để trao đổi bây giờ?”
“Có cái tô kia mà mình không dùng.  Có thể thử coi.”

Bà già mời người bán dạo vào nhà và mời ngồi.  Bà ta đưa cái tô, nói rằng, “Ông ơi, lấy cái này và vui lòng cho cháu tôi một cái chậu nhé.”

Ông bán dạo tham lam cầm cái tô, lật úp nó, và, nghi rằng tô bằng vàng nên kín đáo rạch nó với một cây kim rất nhỏ, biết chắc rằng tô làm bằng vàng.  Rồi, nghĩ rằng mình có thể lừa gạt hai người đàn bà khốn khổ này bèn nói, “Quí vị nghĩ như thế nào mà đem tô đổi chậu?  Không đáng giá gì cả!”  Nói rồi, ông vứt cái tô xuống đất, đứng dậy, và bỏ đi.

Hai người bán dạo trước kia cũng có thỏa thuận có thể bán tại chỗ mà người kia đã bán dạo qua rồi.  Người bán dạo thật thà (tiền thân đức Phật) đến trước nhà đó và rao, “Ai mua chậu nước không? ”

Cô con gái lại năn nĩ bà nội, bà trả lời, “Cháu ơi, ông bán dạo trước đã vất cái tô và bỏ đi.  Chúng ta còn gì để trao đổi đây?”

“Nhưng ông trước rất khó tính.  Ông này thì có vẻ hòa hoản hơn mà lại nói năng nhỏ nhẹ.  Biết đâu ông ta chịu nhận cái tô ấy.”

“Vậy cháu gọi ông ta vào đi.”

Ông bán dạo được gọi vào nhà.  Họ mời ông ngồi và trao cái tô.  Biết rằng tô bằng vàng, ông bán dạo nói rằng, “Mẹ ơi, tô này đáng giá một ngàn đồng tiền; tôi không có đủ số tiền đó trong tay.”

“Thưa ông, người bán dạo trước đến và bảo rằng nó không đáng gì cả.  Ông ta đã vứt nó xuống đất và bỏ đi rồi.  Chắc là nhờ cảm ứng từ lòng lương thiện của ông mà cái tô hóa thành vàng đấy.  Ông cứ nhận nó và cho chúng tôi gì cũng được.”

Lúc ấy người bán chậu thật thà chỉ có 500 đồng tiền và một số hàng cũng trị giá khỏang 500 đồng.  Ông ta bèn trao hết cho hai người đàn bà, nói rằng, “Để cho tôi giữ lại cái cân, bao, và một ít tiền lẽ để trả tiền đò về nhà.”  Sau khi họ đồng ý thì ông lập tức lên thuyền trở về.

Không bao lâu sau thì người bán dạo tham lam trở lại nhà hai người phụ nữ và cho họ biết là ông ta chịu đổi cái tô với một ít hàng hóa.  Nhưng bà già mắng, “Chính ông đã nói rằng cái tô bằng vàng trị giá cả ngàn đồng tiền của chúng tôi không có giá trị gì cả.  Mới đây có người đồng nghiệp ngay thẳng của ông, chịu trả cho chúng tôi cả ngàn đồng tiền nên chúng tôi đã trao nó cho ông ta rồi.”

Không những người bán dạo tham lam lở mất cơ hội kiếm lời mà lại còn sinh lòng thù hận và ganh tỵ với người bán dạo lương thiện, điều này đã làm cho ông trở thành một người cay đắng và căm hận.

Thật đáng khen cho những người buôn bán kiếm lời mà vẫn giữ được tánh lương thiện và đạo đức.  Chúng ta nên biết rằng đối xử công bằng và tử tế với mọi người thì sẽ được sự tin tưởng lâu dài và lợi ích.  Những kẻ chỉ biết coi trọng tư lợi là hoàn toàn sai lầm, họ thường rất khổ sở vì dường như họ không bao giờ cảm thấy đầy đủ và hài lòng với những gì họ đang có.

Phản Hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Phần được đánh dấu là bắt buộc *

*

Bạn có thể sử dụng các HTML thẻ và thuộc tính: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Bộ gõ AVIM-Reloaded