Bạn hay thù?

Trong một tiền kiếp cách đây rất lâu, tiền thân ngài A Nan mới lên làm vua, kế vị vua cha.   Bấy giờ có rất nhiều người đến cầu cạnh.  Cho nên nhà vua mới hỏi quân sư, một tiền thân của Phật Thích Ca: “Làm sao trẩm có thể nhận diện ai là bạn ai là thù?”

Phật liền nêu ra 16 hành vi có thể tiết lộ kẻ thù:

  1. Khi họ gặp chúng ta, họ không mỉm cười,
  2. Và cũng không chào đón hoặc nhìn mặt ta.
  3. Thông thường, họ thích từ chối chúng ta.
  4. Họ tôn trọng kẻ thù của chúng ta,
  5. Và không thích bạn của chúng ta.
  6. Họ khiến kẻ khen ngợi chúng ta ngừng khen ngợi,
  7. Họ lại khen ngợi và khuyến khích những người phỉ báng chúng ta, nhất là những ai nói xấu sau lưng chúng ta.
  8. Họ không bao giờ thố lộ tâm sự của họ với chúng ta,
  9. Lại tiết lộ bí mật của chúng ta cho người khác.
  10. Họ không bao giợ nói tốt về chúng ta,
  11. Và không bao giờ tán thán trí huệ của chúng ta.
  12. Họ không tùy hỉ khi chúng ta có phúc lợi,
  13. Mà lại hứng thú khi chúng ta bị dèm pha.
  14. Nếu họ được ăn ngon thì sẽ không bao giờ nghĩ đến chúng ta.
  15. Họ không bao giờ thương hại chúng ta,
  16. Và tuyệt đối không tuyên bố rằng họ cùng phe chúng ta.

“Nếu Bệ Hạ thấy hoặc nghe ai thực hành bất cứ một trong 16 hành vi nào vừa nêu trên,” đức Phật tâu vua, “thì kẻ ấy là người thù chứ không phải là bạn đâu.”  Rồi đức Phật lại tiếp tục bằng cách kê khai cho nhà vua những hành vi của ngưới bạn:

  1. Khi gặp chúng ta thì họ mỉm cười.
  2. Họ nghĩ đến chúng ta khi vắng mặt, và sung sướng khi chúng ta trở về, hoan nghinh chúng ta bằng lời nói.
  3. Họ không phản đối mà lại chìu ý chúng ta khi thấy chúng ta có lý.
  4. Họ không bao giờ tôn trọng kẻ thù của chúng ta,
  5. Cũng không phục vụ cho kẻ thù của chúng ta.
  6. Họ ngăn cản kẻ phỉ báng chúng ta khiến ngừng phỉ báng,
  7. Và khen ngợi những người tán thán chúng ta.
  8. Họ thố lộ bí mật, tâm sự của họ,
  9. Và không bao giờ tiết lộ bí mật của chúng ta.
  10. Họ luôn luôn nói tốt về mọi việc chúng ta làm,
  11. Và họ thường ca ngợi trí huệ của chúng ta.
  12. Khi nghe chúng ta được chuyện tốt lành, họ rất thích thú,
  13. Và họ buồn rầu khi nghe người nói xấu chúng ta.
  14. Nếu nhận được thức ăn ngon thì họ lập tức tìm cách chia xẻ với chúng ta.
  15. Họ có lòng thương hại cho chúng ta,
  16. Và khi chúng ta bị thương tích, họ thường than tiếc cho chúng ta, nói rằng, “Thật là tội cho bạn của tôi.”

Tôi nghĩ rằng chúng ta cũng nên thêm một hành vi là người bạn không bao giờ nói xấu sau lưng chúng ta, họ chỉ góp ý riêng khi chúng ta có khuyết điểm.

Mặc dầu nhận diện được bạn hay thù có nhiều lợi, nhưng chúng ta nên nhớ rằng theo tinh thần Phật giáo, chúng ta không nên chấp vào bạn hoặc thù.

Có người thắc mắc về những kẻ có lúc có hành động của người bạn, đôi khi lại có hành vi của kẻ thù.  Trong trường hợp này, chúng ta cần biết tin theo linh tính để phán xét hành vi nào là chính.  Chung qui, người bạn hay thù chân thật sẽ lộ diện ra theo thời gian.  Việt Nam có câu:  “Thức khuya mới biết đêm dài; Ở lâu mới biết lòng người thực hư.”  Nói cách khác, quen ai đủ lâu thì sẽ biết rõ ràng họ có những hành động gì, và đó mới là sự biểu lộ thực chất của người ấy.

Một người khác lại hỏi: “Theo Phật giáo, bộ không phải ai cũng là bạn của chúng ta sao?”  Trả lời:  “Không đâu!  Ma quỉ không phải là bạn của chúng ta.  Nếu thấy ma thì quí vị nên lập từc bỏ chạy!”  Nhiều khi người bạn thân thiết nhất, mà chúng ta thích ỷ lại nhất, lại có thể là ma quỉ đang cản trở việc tu hành của chúng ta.

Khi chúng ta nhận diện ra kẻ thù thì có nên bỏ chạy hay không?  Thật ra, người biết tu hành sẽ không bỏ chạy đâu.  Ngược lại, người chân tu chọn thân cận kẻ thù để cố gắng giúp họ cải ác hướng thiện.  Ví dụ, làm sao giúp những người có hai mặt và thích bịp bợm?  Quí vị phải cần gần gũi họ và sẵn sàng để cho họ hại quí vị.

Đức Phật là một điển hình.  Ngày trước khi ngài sắp đắc Đạo, sau khi vừa mới đả bại ma quân do ma vương huy động, vua ma bèn sai ba cô con gái đẹp mê hồn đến dụ dỗ Phật.  Nhưng đức Thế Tôn lập tức đuổi chúng nó đi, mắng rằng chúng nó chỉ là “bị da thối”.  Cho nên, ma vương sinh tò mò, muốn biết tại sao Phật có thể an nhiên tự tại trước những phá hoại và tấn công, bèn đến gặp Phật để tìm hiểu điều này.  Như Lai bèn thuyết Pháp cho ma vương, khiến hắn ta đắc Sơ Quả A La Hán.  Quí vị thấy không?  Vì có thể nhẫn các tấn công và não loạn từ ma vương mà đức Thế Tôn có thể giúp ma.  Đôi khi, chúng ta cũng cần phải để cho người gia hại mới có cơ hội giúp đở họ.  Muốn giúp thì phải sẵn sàng trả giá đắc

Phản Hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Phần được đánh dấu là bắt buộc *

*

Bạn có thể sử dụng các HTML thẻ và thuộc tính: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Bộ gõ AVIM-Reloaded