Tôi thường nghe nói rằng chúng ta phải nên “sống trong giây phút hiện tại ”, “sống tại đây và lúc này”, “sống trong hiện tại” hoặc những câu tương tự, nhất là trong những môi trường tu tập thiền.
Tôi cũng đã từng nghe nhiều giải thích nhưng cảm thấy chưa thỏa mãn.
Trước hết, câu “sống trong giây phút hiện tại ” nhắc nhở chúng ta nên tránh bị loạn tâm. Chúng ta thường “vọng tưởng”: không thể ngừng suy nghĩ. Ví dụ, theo tập khí thì chúng ta có thể vừa ăn cà rem rất ngon nhưng lại vừa nghĩ về việc làm tại sở. Một số người cho rằng như vậy là tốt vì có thể “làm nhiều chuyện một lúc multi-tasking” nhưng đối với thiền sinh thì đó là loạn tâm: không có lợi vì tâm chúng ta thiếu tự chủ. Cho nên các thiền sư khuyên chúng ta sống trong hiện tại và tập bớt vọng tưởng bằng cách chú tâm vào việc đang làm.
Tâm chúng ta thích tưởng nhớ quá khứ hoặc tính toán về tương lai thay vì chú tâm nơi hiện tại: đó là bỏ bê thực tại mà chúng đang sống! Thực tế là vì chúng ta vô phương ngừng tâm hưu vượn nên tốt hơn là phải rèn luyện tâm khiến có thể chú ý đến hiện tại, như vậy chúng ta sẽ dễ dàng tập trung tư tưởng khi “cần” phải suy nghĩ.
Câu “sống tại đây và bây giờ” cho nhiều chi tiết hơn. Tại đây chỉ về không gian và bây giờ chỉ về thời gian.
“Tại đây” chỉ chốn mà chúng ta đang ở. Chúng ta nên ý thức rõ ràng nơi chốn mà chúng ta đang trụ, tức là thân ở đâu thì tâm ở đó. Đối với người theo Đại Thừa thì sâu sắc hơn, tại đây còn ám chỉ bản thân: chốn sâu xa nhất của các giác quan. Những người hiểu Đại Thừa sẽ nhấn mạnh sự quan trọng ở trong mà không chạy ra ngoài đuổi theo hình sắc, âm thanh, hương thơm, mùi vị, xúc chạm và đồ vật. Thế là đang sống trong thực tại, trong tự tánh.
“Bây giờ” nhấn mạnh hiện tại. Thật ra, hiện tại không tồn tại vì ngay khi chúng ta bàn đến nó thì nó đã thành quá khứ rồi. Chúng ta cũng không thể ngắm vị lai để chụp hiện tại vì vị lai chưa đến nơi. Điều nầy được giải thích trong Kinh Kim Cang: “Quá khứ bất khả đắc, hiện tại bất khả đắc, tương lai bất khả đắc”. Trong phạm vi thực tại của bài này, “bây giờ” nhấn mạnh sự quí báu của hiện tại. Chúng ta phải biết quí hóa cuộc sống. Tôi xin đề nghị: hẫy biết sống bằng cách làm việc thiện và không quá tự nuông chìu, nghĩa là không bành chướng cái tôi vị kỹ cũa mình. Hơn nữa, chúng ta cũng cần tránh quan nghiệp thiển cận của những người chỉ biết sống hưởng thụ được ngày nào hay ngày ấy, chẳng cần biết đến tương lai. Chúng ta phải không ngừng tạo thiện nghiệp và tránh tạo ác nghiệp. Đây là dùng tinh thần Đại Thừa đễ áp dùng câu sống trong lúc này: hành thiện tạo nhân duyên để thăng tiến và vươn thoát khỏi các tập khí ích kỹ và nhỏ nhen của phàm phu.
Cuối cùng, “sống tại đây” nghĩa là phải quan tâm cho môi trường: chúng ta nên giúp gầy dựng thay vì lợi dụng để tư lợi. Sống trong hiện tại tức là quan tâm cho người khác: chúng ta nên quyết chí sống lương thiện và dễ thương thay vì chỉ mưu toan cho và khoái lạc của cá nhân mà thôi.