Rộng lượng

Nhường

Có một thí chủ muốn cúng dường chùa một pho tượng Quan Âm cao gần 4 mét .  Hỏi nguyên nhân phát tâm cúng dường thì bà ta đáp, “Con cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát khi lâm nạn, được Ngài cứu độ nên nay muốn cúng tượng để tri ân.”  Bà ta vừa được ghép lá lách.  Giải phẩu rất thông suốt và dễ dàng nên bà ta cúng dường rất nhiều tượng Quán Âm và A Di Đà Phật.  Đặc biệt tượng  của Bồ Tát ngồi trên rồng, được khắc tại Việt Nam thật là khéo và trang nghiêm.

Tôi nói, “Phát tâm cúng dường như thế thật là đáng khen.  Thầy mong nhờ công đức này mà bác có thể bớt cần uống thuốc.”  Bà ta vẫn còn uống cả 20 viên thuốc mỗi ngày.  Đa số thuốc là cần phải uống cho đến lúc mãn phần.

Có lẽ một số người sẽ ngạc nhiên khi biết tôi từ chối.  Tôi khuyên bà ta cả ba lần là nên cúng dường tượng cho một chùa lớn để tạo nhiều phước đức hơn.  Chùa chúng tôi rất nhỏ hẹp nên thật không xứng đáng nhận sự cúng dường lớn như vậy.  Hơn nữa, ít người đến chùa chúng tôi.  Nếu bà ta cúng cho chùa lớn hơn thì sẽ tạo lập nhiều công đức hơn vì nhiều người sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng được tượng nầy và giúp họ tạo duyên với Bồ Tát để Bồ Tát cứu độ nhiều chúng sinh hơn.

Tôi tin như vậy là tốt đẹp cho tất cả mọi người.  Chúng tôi phải biết kềm lòng tham (tượng đẹp) và cố gắng phát triển tánh khiêm nhường và tri túc để chú tâm đến việc tu hành.  Đó là mục tiêu của chùa chúng tôi.  Đó là tu theo tinh thần các ân sư đã dạy.  Đó là tinh thần Phật giáo.  Chúng ta nên nhường sự lợi ích cho người khác.  Tâm người tu hành không nên vì tư lợi.

Sợ bị sai

Một đệ tử đến kể với tôi: “Hôm qua, con thố lộ bí mật cho một người nhưng không nhớ là ai!”  Tôi thấy có hai loại sợ trong trường hợp này. Trước hết là sợ thố lộ cái sai lầm của mình cho người không kín đáo.  Sợ thứ nhì thì trầm trọng và sâu kín hơn: chúng ta sợ bị mất sự kính trọng của những người thân.  Bà ta làm một quyết định có ảnh hưởng lớn với con trai.  Thầy nói, “Chúng ta thường có cái sợ bí mật này: rất sợ bị sai lầm.  Bác không muốn con trai nghĩ rằng bác chọn sai.”  Chúng ta thường làm nhiều quyết định có ảnh hưởng lớn lao đến cuộc đời chúng nó, cho nên chúng ta ngại chọn lầm.

Chúng ta sợ bị sai vì không muốn mất mặt.  Điều này rất thông thường với người Á Đông.  Nhưng không phải chỉ riêng người Á Đông mà tất cả mọi người đều như vậy.  Ai cũng sợ bị mất sự kính trọng và tin tưởng của người thân yêu.

Chính thầy cũng mối sợ thầm kín này.

Đây là bí mật chung của chúng ta.

Người ta che dấu  cái sợ này bằng cách cố gắng luôn luôn thăng tiến.  Khi đạt đến sự thành công thì có vẻ được an ổn vì họ tự trấn an rằng người giàu có, nổi tiếng hoặc có quyền hành thì làm sao mà sai được?

Chịu thua thiệt để lợi tha

Khi còn tại gia, tôi nghĩ cần “phải” tranh đấu, giành giựt để được thành công.  Lúc trước thì nhất cử nhất động đều phải có lợi cho bản thân.  Nếu không như vậy thì thiên hạ sẽ coi tôi là một người khờ.  Quan niệm như thế được mọi người chấp nhận vì cho rằng đó là cách sống khôn ngoan.  Sau khi thành Tỳ kheo và bắt đầu hoằng Pháp thì tôi chủ trương ngược lại.  Thay vì chú trọng và cầu tư lợi, tôi lại chọn thiệt thòi để lợi cho người khác.

Khi giải quyết vấn đề và nếu là chuyện nên làm, thì tôi tự hỏi, có sẵn sàng “chịu thiệt thòi” không?  Mình phải chịu thiệt thòi.  Trong lúc ai ai cũng chỉ muốn thắng và hưởng lợi thì mình phải biết nhường cho họ.

Tôi cố gắng noi theo gương của sư phụ người Hoa và chư tổ.  Các ngài làm gương cho đệ tử bằng cách luôn luôn chọn thiệt thòi.  Quí ngài không bao giờ tham cầu danh lợi.  Khi thực hành Pháp bố thí là tự động phải chịu thiệt thòi về phương diện cá nhân, tình cảm, hoặc tài chính.

Hãy bàn một chút về bố thí.  Nếu cho những gì không thích hoặc không cần thì không phải là bố thí chân thật.  Một ví dụ là cúng dường đồ cũ.  Trái lại, nếu chúng ta có một chiếc xe hơi mà mình rất thích, hoặc một món đồ trang sức đắt tiền, một ngôi nhà hay một số tiền lớn v…v… mà dám hy sinh chúng để làm việc nghĩa thì đó là chân thật bố thí.  Càng chịu thiệt thòi và càng dám hy sinh thì công đức càng lớn lao hơn.

Cũng như Hòa Thượng Tuyên Hóa đã làm gương cho đệ tử.  Ăn một ngày một bữa để tránh giành ẩm thực với mọi người, hoặc đệ tử của ngài không cầu xin tiền để những người xuất gia khác dễ xin hơn.  Chúng ta cũng nên bắt chước mà sống một cuộc đời đơn sơ và khiêm tốn thay vì cầu danh lợi.

Nếu luôn luôn chịu thiệt thòi, quí vị sẽ khiến người xung quanh thỏai mái và an ổn hơn.  Ngược lại, nếu cứ luôn luôn mưu toan tư lợi thì tức là chúng ta đang sống với tinh thần thiếu từ bi vì mọi người sẽ sợ hãi mình.  Còn như luôn luôn thắng thì sẽ tạo chênh lệch làm cho đối thủ khổ đau và oán hận ta.  Cho nên tôi thường chọn chịu thiệt thòi để cho những người khác dễ thở và thoải mái hơn.

Tôi hy vọng nhiều người khác cũng cùng chung quan niệm: cố ý chọn chịu thua thiệt để lợi tha.  Như vậy thì tất cả đang thực hành pháp từ bi và khiến cộng đồng trở nên thiện lành hơn.  Nếu quí vị cho rằng như vậy là bất công bằng thì rất đúng!  Vì như thế thì sẽ bị lợi dụng đấy!”  Nhưng nếu quí vị thật sự muốn giúp người thì sẽ không bận tâm đâu.  Nhưng nếu sợ bị lợi dụng thì có thể tự nhủ rằng mình nợ (người đang lợi dụng mình; có lẻ từ kiếp trước) nên phải trả cho xong.

Xả

Khi xả thì phải biết làm cho đến cùng.

Xả là chặt bỏ sự chấp trước.  Ví dụ như chúng ta tử tế với một người.  Có thể người này đang lợi dụng chúng ta.  Tuy vậy chúng ta vẫn nên tiếp tục rộng lượng.  Vì đó là xả chấp trước về tiền bạc và của cả.  Không cần phải sợ bị lợi dụng.  Chúng ta chỉ nên chú tâm cố gắng thành rộng lượng hơn, nghĩa là xả bỏ nhiều hơn.  Như vậy thì họ không thể khiến chúng ta phiền não.

Đương nhiên là không ai thích bị lừa gạt cả.  Vì thế đa số sẽ ngừng, không tiếp tục ban cho nữa.  Nhưng vậy là hạ cơ.  Ngược lại chúng ta nên có thái độ là “cứ lợi dụng tôi đi”.  Chúng ta biết đang bị lợi dụng nhưng vẫn tiếp tục bố thí.  Đó mới thật sự là rộng lượng.  Vậy thì ai có lợi đây?  Quí vị vì đang sống theo tinh thần xả bỏ và tu hạnh bố thí.  Người chọn bố thí không bao giờ bị thiệt thòi.  Biết xả bỏ những gì mà trước đây vì vô minh mình khư khư nắm giữ thì đó là đang dần dần tiến đến giác ngộ và giải thoát.

Chúng ta không cần để ý đến những người đang thọ ơn của ta làm chi.  Thay vì phê phán họ thì chúng ta nên khoan dung và tiếp tục rộng lượng.

Người khờ khạo

Nhiều khi quí vị có lòng từ bi và tốt bụng nên bị xem như người khờ và bị lợi dụng.  Càng cho, càng nhường thì họ càng lấy thêm và còn nói: “Cho thêm đi!  Vậy mà cứ tưởng là ông rộng lượng!”

Nếu có thể tiếp tục bố thí hoặc thật sự xả bỏ thì đối với chúng ta không thành vấn đề.  Nhưng đôi khi phải cần giáo hóa họ.

Khi họ đến đòi thì đó là cơ hội để giáo hóa.  Nên khuyên họ biết tri túc và biết tự lực cánh sinh.  Càng tham muốn càng đau khổ, không tự lập thì mất tự do .  Người đi vay nợ mà không thể trả là tạo nhân làm con nợ hay tôi đòi cho kiếp sau.  Có thể họ bị tự ái không tìm đến mình nữa và như thế thì quí vị không cần cho họ nữa.

Tóm lại, chúng ta nên làm một người khờ cho đến nơi đến chốn: hãy bố thí đến lúc không còn gì để cho.  Chúng ta nên tập rộng lượng như vậy.  Tập bố thí cho đến cùng.

Tại sở

Có người hỏi nếu bị lợi dụng tại sở làm thì sao?

Tôi khuyên nên tiếp tục giúp đỡ những người đang cần đến mình.  Dù biết mình đang bị lợi dụng cũng cứ tiếp tục đóng vai người khờ.  Nếu làm được như vậy trong một  thời gian dài thì bạn sẽ chiếm được cảm tình của mọi người chung quanh.   Nhưng phần thưởng không phải chỉ có bấy nhiêu thôi đâu.  Bằng phương cách ấy, trí huệ của bạn sẽ từ từ phát sinh ra.  Đây là một điều bất khả tư nghì mà ít ai biết đến.  Tuy nhiên phải kiên trì vì nếu ngừng quá sớm thì sẽ không khai mở được trí huệ đâu!

* * * * * * * * * * * * * * *

Tóm lại: Muốn rộng lượng thì nên bố thí cho đến cùng.  Chúng ta nên xả bỏ hết. Bắt đầu vào Phật pháp, nếu thật sự muốn tu hành thì phải  phát tâm tập xả bỏ.  Đó mới thật sự tự do và tự tại.  Đó là hạnh phúc chân thật.

One Response to Rộng lượng

  1. VO DUY KIET says:

    NAM MO ADI DA ĐÀ PHẬT! THAT LA BAT KHA TU NGHI, CON NGUYEN CO GANG HANH THEO LOI DAY TREN

Phản Hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Phần được đánh dấu là bắt buộc *

*

Bạn có thể sử dụng các HTML thẻ và thuộc tính: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Bộ gõ AVIM-Reloaded