Con đang tiếp tục can thiệp với hơi thở bằng cách “làm” những việc đó.
Nếu cảm thấy khó chịu thì chỉ ghi nhận và không cần làm gì cả. Khi ngồi mà thấy hơi thở ngắn hơn thì chỉ quan sát nó mà thôi. Nếu lưng cong, không cần phải cố gắng thẳng lên, chỉ ý thức nó, không lo gì cả, ngồi lâu (thêm vài năm tháng) thì lưng sẽ tự động thẳng.
Con không nên “can thiệp” vào bất cứ hiện tượng gì, chỉ quan sát mà thôi.
Cho nên thầy thường dạy học trò niệm Phật và không cần chú ý gì đến hơi thở vì pháp quán hơi thở thường khiến quí vị chủ động quá lố. Họ tu theo thầy nhiều năm như vậy, tự cảm thấy tiến bộ và thoải mái.
Khi cảm thấy khó chịu thì ráng chịu đựng cho đến khi vượt qua cơn đau. Cũng như khi đến gym, lúc đầu cử tạ thì thấy bắp thịt đau, nhưng cái đau cần thiết để giúp nó phát triển.
Những thắc mắc của con, khi đến chùa tu thì sẽ hiểu rõ hơn. Môi trường cũng sẽ giúp con thăng tiến lẹ hơn nữa. Đối với cá nhân con, để chuẩn bị cho thiền thất, con có thể chịu khó ngồi cả hai tiếng được không?
Xin quí vị chú ý: trên là vài khía cạnh luyện thiền gắt gao cho những người yêu cầu như vậy. Tuy nhiên, mỗi người có thể luyện theo sở thích, khả năng và hoàn cảnh của chính mình.