Tâm Bồ Tát

Tuần vừa rồi chúng tôi mới đi in sách “Cẩm Nang Thiền”.

Năm nay có Phật tử giới thiệu một nhà in tại Santa Ana. Bà ta đã từng in kinh điển 17 năm nay từ khi qua Mỹ. Bà làm nghề móng tay và dành giụm hể đủ tiền thì tự ấn tống kinh.

Lần trước bà đã đến một nhà in nhưng không vừa ý nên khấn Quán Thế Âm Bồ tát xin Ngài chỉ cho tìm được chỗ in khác tốt hơn. Lái xe đi tìm tiếp thì bổng thấy một tiệm in nho nhỏ. Vào hỏi thì rất ngạc nhiên vì họ định giá rất rẽ, chỉ bằng nửa giá của tiệm kia. Bà ta lại còn kỳ kèo đòi được giúp sửa bìa (redesign bìa) thì ông chủ cũng đồng ý.

Thầy nghe bà kể như thế thì cười và nói: “Lạ nhĩ, nếu mà ai đến đòi in 20-30 cuốn thì thầy không nhận chứ làm sao lại chịu design giúp nữa”. Bà ta nói: “Bởi vậy con nghĩ chắc là được Bồ tát giúp đó! Tối hôm qua con có gọi hỏi giá in sách cho thầy: con nghĩ giá đó rất được. Nhưng thầy đừng lo: mình sẽ trả giá thêm.”

Chúng tôi đến gặp ông chủ tiệm in, hỏi in 2.000 cuốn: một nửa tiếng Anh, một nửa tiếng Việt. Ông ta cho giá lại còn thấp hơn 20% giá đã cho đêm trước.

Thầy tuyên bố cho sáu người tùy tùng rằng, giá này còn rẽ hơn giá in ở Việt Nam. Rồi xoay qua cô đệ tử người Hoa, tôi nói: “Con trả giá đi!” Cô ta: “Ờ…Ở…” Tôi lại bảo bà chủ tiệm móng tay: “Cô ta cứng họng rồi! Tới phiên con đó, trả giá đi! Xong rồi mới đến phiên thầy (thầy chỉ xạo vì theo giới luật thì không được trả giá).” Bà ta cũng: “Ờ…Ở…” Tất cả mọi người có mặt đều cười ngất vì ai cũng cứng họng không dám trả giá.

Thú thật với quí vị: thầy sẵn sàng trả nhiều hơn vì thấy ông chủ ở Tam thiền, tính tình hiền hậu, không bon chen; rõ ràng là tâm ông muốn giúp người làm chuyện tốt như in kinh điển nên mới chịu giúp bà chủ tiệm móng tay in kinh. Tại sao “khờ” như vậy? Tâm ông ta là tâm Bồ tát như của Quán Thế Âm: luôn luôn giúp người dầu người ta có biết ơn hay không cũng không quan trọng. Tôi cũng muốn trả thêm cho ông vì như thế ông sẽ có điều kiện để giúp những người khác mà không sợ bị lỗ sở hụi.

Rốt cuộc thầy phải bảo tùy tùng đặt cọc một ngàn đô la tuy rằng dù họ không đặt cọc thì ông chủ cũng sẽ không đòi. Phen này xài mấy ngàn đồng in kinh mà tất cả mọi người đều vui vẻ: các bà tùy tùng hứng thú vì in kinh được giá rẽ, ông bà chủ tiệm in thì có cảm tình với một nhóm Phật tử đứng đắn, tuyệt đối không lợi dụng lòng tốt của họ.

Người Phật tử nên có tinh thần cao thượng: chúng ta nên sẵn sàng làm chuyện tốt dầu bị thiệt thòi. Nếu chỉ biết tìm cái lợi cho bản thân thì không phải là tạo cái khổ cho người khác vì họ bị thiệt thòi hay sao?

Phản Hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Phần được đánh dấu là bắt buộc *

*

Bạn có thể sử dụng các HTML thẻ và thuộc tính: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Bộ gõ AVIM-Reloaded