Bớt tạo nghiệp

Vấn

Kính chào Thầy,

Tôi thấy mạng của thầy trong lúc tìm những bài giảng của HT Tuyên Hóa. Tôi rất thích thú vì đọc phần vấn đáp của mạng. Nếu tôi thiếu lịch sự hoặc không biết lễ nghi thì mong thầy tha thứ cho. Tôi không tự coi là Phật tử nhưng rất khâm phục Phật giáo vì tâm cảm thấy thích hợp. Tôi cũng thán phục lòng cao thượng của các thầy cô khi xuất gia để giúp đỡ các chúng sinh. Tôi đã thâu thập khá nhiều từ mục vấn đáp của thầy nhưng mong thầy giúp sáng tỏ một vài điều.

- Làmsao để hồi hướng công đức?

- Làm sao để sám hối?

- Tôi có nhiều kinh điển Phật giáo trong ipad. Khi nào tôi đọc kinh thì tôi xử dụng ipad theo những tiêu chuẩn tôi thấy trên mạng (để Kinh lên chỗ cao, không đọc Kinh khi nằm, v.v…), nhưng khi tôi không đọc Kinh thì tôi sử dụng ipad như mọi vật. Vậy có được không?

- Tôi đang học châm cứu. Tôi đã đọc qua bài trên mạng thầy npi rằng người chữa bịnh phải gánh nợ của bịnh nhân. Tôi miốn giúp người nhưng khái niệm về tạo [thiện] duyên với hai bên có lý lắm. Vậy tôi có thể làm gì không?

- Tôi tập võ Thiếu lâm, Khí công và luyện thiền mỗi ngày. Tôi càng trọng thiền hơn sau khi biết rằng võ xuất thân từ Tổ Đạt ma. Tôi rất may mắn vì đã gặp một một thầy võ rất giỏi. Tôi cảm thấy rằng những võ này khiến tôi trở nên người tốt. Tập võ có thể coi là tu không? Có nên chỉ chuyên thiền học niệm Phật thôi không?

- Tôi thíc đọc chú thích Kinh, nhất là của ngài Tuyên Hóa. Tôi rất thích chia xẻ những điều tôi học, và cố gắng tránh trút những quan niệm sai lầm của chính mình bằng cách khuyên người khác nên tự đọc thay vì chỉ tin lời của tôi. Vậy nên tiếp tục không hay tốt hơn là không nên chia xẻ?

- Tua mua một xâu chuổi (?) ở Mã Lai. Gần đây tôi nấu ăn và phỏng tay. Tôi đấm tường thủng một lổ và đồng thời làm đứt xâu chuổi. Tôi vẫn giữ xâu chuổi đển tự nhắc cơn giận rất có hại cvà hủy hoại những gì mình thích. Vậy có đúng không?

Mong thầy tha thứ hỏi nhiều quá. Nếu không tiện thì xin thầy chỉ trả lời bao nhiêu cũng được. Cám ơn thầy chia xẻ mục vấn đáp với mọi người.

Kính,

MP, Portugal

Đáp: 

Tôi xin lỗi trả lời bạn hơi trễ. Chùa chúng tôi đã “đóng cửa” một tháng để luyện Thiền trong tháng sáu vừa qua.

Hồi hướng công đức là bố thí phước cho người khác. Tôi sẽ dạy một phương pháp cho những người không phải Phật tử. Cuối ngày, bạn có thể hồi hướng phước báu mà bạn đã  tạo ra do những thiện nghiệp bạn đã làm cho tất cả chúng sinh để giúp họ đạt được sự tốt lành như chính bạn.

Muốn sám hối thì phải dùng pháp Phật giáo. Phật tử sám hối: 1. Họ công nhận họ sai lầm, 2. Họ nguyện không tái phạm. Rồi họ tìm người có khả năng giúp họ xóa nghiệp. .

Trong trường hợp của bạn thì tôi đề nghị bạn nên thành tâm lạy Thích Ca Mâu Ni Phật. Thành tâm nghĩa là làm lâu dài: lạy nữa tiếng mỗi ngày liên tiếp. Nếu thật sự thành tâm thì đức Phật sẽ xóa nghiệp báo cho. Bạn có thể nhận ra cảm ứng nếu trong lúc lạy thấy hoa, ánh sáng, hình ảnh Phật hoặc ngửi mùi hương, v.v…

Xử dụng ipad không sai.

Châm cứu thì tạo nghiệp tốt vì giúp người. Đồng thời cũng tạo ác nghiệp vì đang xúc phạm những chúng sinh chủ nợ đang đòi nợ bằng cách gây bịnh cho bịnh nhân. Có tốt thì cũng có xấu. Khi nào tin theo Phật giáo thì các thầy có thể dạy bạn nhiều phương pháp giúp cả hai bên. Chúc bạn tìm ra được phương pháp khác mà không cần phải theo pháp Phật.

Tìm ra được thầy giỏi thì nên theo. Chừng nào tìm ra được sư giỏi có thể dạy thiền tịnh thì lúc ấy sẽ tự động chuyển. Ví dụ, chúng tôi có một số thiền sinh luyện yoga, khí công, tài chi v.v… đã lâu. Sau khi luyện thiền thì họ quyết định bỏ các pháp ấy vì thiền có lợi hơn nhiều.

Có tâm muốn chia xẻ cái tốt rất đáng khen. Nhưng nên tránh chia xẻ trước khi được hỏi, nếu không thì chỉ là đàn áp tư tưởng người khác.

Xâu chuổi không sao. Nhưng bạn có vẻ còn giận nặng. Nếu tôi là võ sư của bạn thì sẽ không dạy thêm chiêu nào trừ khi bạn bớt được lửa giận!

Cám ơn bạn đã đóng góp vào mục vấn đáp của mạng chúng tôi.

Phản Hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Phần được đánh dấu là bắt buộc *

*

Bạn có thể sử dụng các HTML thẻ và thuộc tính: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Bộ gõ AVIM-Reloaded