Nhiều trình độ không

Hôm nay chúng ta bàn một cách sơ lược về quan niệm Không của Phật giáo.

Lý thuyết Không của nhà Phật đại khái nói rằng bản tính của tất cả vốn là Không. Không gì có thể tự một mình mà tồn tại: tất cả đều tùy duyên sinh khởi, tùy duyên diệt và trở về Không.
Ví dụ, đức Phật theo duyên từ cha mẹ, vua Tịnh Phạn và Maya phu nhân, mà xuất thế. Làm xong nhiệm vụ, duyên hết, thì ngài lìa thế.
Các Phật tử hiểu cái Không khác nhau tùy trình độ của chính mình.

Thầy sẽ sơ lược giảng ba trình độ: phàm phu, A la hán và Bồ tát.

Phàm Phu
Đa số các Phật tử nghiên cứu sách vở về lý thuyết Không. Họ biết lý thuyết nhưng không hiểu cách hành.
Ví dụ, có một Phật tử cho thầy một cuốn sách về Không do một tác giả tại gia soạn. Phật tử này hơi “tốc” vì có vẻ không muốn làm gì cả: nếu tất cả là Không thì tại sao phải cần làm việc gì nữa đây?

Đây là vô minh đặt vì hành động hoàn toàn sai lầm. Nếu như bạn thật sự hiểu Không thì sẽ có thể “phóng hạ”: thả bỏ hết tất cả. Nói một cách thực tiển thì bạn phải bắt đầu bằng xả bỏ những gì quan trọng nhất đối với bạn. Cũng như ông Phật tử “tốc” đó có dám thử làm người xuất gia. Không dễ ly gia cắt ái đâu, như các thầy cô đã và đang làm.

Nói tóm, phàm phu mà thật sự hiểu Không thì đang tích cực xả bỏ những cái không quan trọng bằng cách giảm thiểu sự chấp trước chứ không phải bỏ hết việc làm trong đời sống hàng ngày. Anh Phật tử “tốc” đó chẳng hiểu gì về Không cả.

A la hán
Phàm phu thì tự tôn, ngược lại, A la hán thì thật sự hiểu cái Không vì họ đã không còn ngã.
Vì thế, các A la hán không còn chấp vào tình dục, của cải, danh vọng v.v… Đó là có trí huệ.

Thầy gặp một vị A la hán.

-   Thầy hỏi: “Đã đắc Vô ngã bao lâu rồi?”
-   Bà bỏ ngón tay trước miệng nói: “Không thể nói!”
(Trả lời đúng vì không còn ai để nói và cũng không có gì để đắc.)
-   Thầy hỏi thêm: “Làm sao để tiếp tục tiến bộ?”
-   Bà đáp: “Không còn tiến bộ nữa. Tôi không ‘còn (phải) học’.”
(
Thầy có ý giúp bà thấy chấp trước của mình:vẫn còn chấp vào không (còn) học.)
-   Thầy hỏi nhè nhẹ: “Vô ngã và Giác ngộ khác nhau chỗ nào?”
-   Bà trả lời: “Giống nhau.”

Đây là vô minh của A la hán. Vì trong Phật giáo Vô ngã chỉ trình độ trí huệ của A la hán nhưng Giác ngộ là trình độ của Phật, Bồ Tát, cao hơn nhiều.
Bà A la hán này hiểu Ngã Không nhưng chưa hiểu Pháp Không. Vì thế nên bà tưởng rằng mình không cần học nữa. Chúng ta phải cần tiếp tục học cho đến khi chứng Phật quả!

Bồ Tát
Sau khi chứng ngã Không thì vẫn phải tiếp tục tu hành rất tích cực mới có thể hy vọng đắc Chân Không. Tức là phải hành Bồ tát đạo.

Bồ tát khác A la hán ở đâu?
A la hán có khuynh hướng “lìa” thế sự: nếu tất cả không thì không còn phải làm gì nữa cả.
Ngược lại, Bồ tát không chấp vào cái Không. A la hán không ý thức được mình có một chấp trước tế nhị vào “Không” và “Vô ngã”.

Nói tóm lại, phàm phu chấp vào quan niệm Không, kẹt vào cái hiểu biết (intellectual concept) trong lúc A la hán chấp vào cảnh giới Không (cảnh giới Vô ngã), ngược lại, Bồ tát đang nỗ lực tu hành để không còn chấp cái Không. Vì thế Bồ tát dấn thân chốn bùn nhơ (cõi đời ô trược) mà giúp đời.

Đây là lý do Bồ tát cống hiến cả cuộc đời lợi tha để vượt qua cái Không của Tiểu Thừa và tiến dần đến Chân Không Diệu Hữu.

Phản Hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Phần được đánh dấu là bắt buộc *

*

Bạn có thể sử dụng các HTML thẻ và thuộc tính: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Bộ gõ AVIM-Reloaded