Thầy của Khổng Phu Tử

Ân sư của thầy, cố HT Tuyên Hóa, thường nhắc lại lời Khổng Tử thường dạy: “Mỗi lần tôi thấy ba người là tôi nhận ra được hai vị thầy trong số ấy”.

Lời dạy này khiến thầy thắc mắc một thời gian rất lâu.

Quí vị nghĩ xem, tại sao khi Khổng Tử gặp bất cứ ba người nào thì ngài có thể học hỏi từ hai người? Thí dụ có ba phụ nữ trên đường đi chợ thì Khổng Tử cũng có thể học hỏi từ hai người. Đương nhiên, ngay cả khi gặp ba em bé trên đường đến shopping mall, ngài cũng học hỏi được từ hai em.

Thành thật mà nói thì thầy cứ thắc mắc chuyện này thật lâu: làm sao mà có thể mở được trí huệ sâu xa như vậy? Câu hỏi này không có lời giải đáp nên thầy để nó qua một bên, chuyên tâm tọa thiền. Đến một ngày nọ, ân sư bảo thầy nên bắt đầu dạy.

Đương nhiên thầy tự động không đồng ý, bởi vì thầy đã và đang nhập thất nhiều năm nên rất thích thiền lạc: viễn tượng trở lại trần ai, nơi đầy rẫy ồn ào và hỗn loạn không mấy gì hấp dẫn lắm. Hơn nữa, bản thân thì cảm thấy mình không có gì mới mẻ hoặc sâu xa hơn thầy mình để cống hiến thêm vào sự hiểu biết về Đại Thừa của xứ này.

Nhưng kinh nghiệm cho biết rằng mình không nên cãi lời thầy.

Vì thế thầy bắt đầu dạy thiền với niềm hy vọng rằng sẽ có cơ hội gặp nhiều thầy giỏi như Khổng Tử đã từng dạy.

Thầy bắt đầu dạy Thiền. Rồi lại giảng Kinh. Tiếp theo thì dạy Tịnh độ. Bây giờ lại bắt đầu dạy Mật tông.

Có nhiều học trò khiến thầy cảm thấy hứng thú. Họ biết kính trọng vì hiểu rằng các sư là đại diện cho Tam Bảo. Họ thích tu học vì Phật Pháp giúp họ sống được hạnh phúc hơn. Họ tri ơn vì phương pháp tu luyện giúp họ khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên cũng có nhiều người rất khó dạy. Họ chỉ nói mà không chịu làm.

Lại có những người chuyên môn đến chùa để tìm lỗi người, nhất là thích “điều tra” lỗi của các sư. Họ nói họ rất cám ơn thầy đã “cứu mạng” họ rồi họ không ngần ngại phỉ báng Tam Bảo vì lời dạy đụng chạm bản ngã của họ.

Thành thật mà nói, thầy không khỏi thắc mắc tại sao mình lại cố giúp họ làm gì. Ai cũng có thể nhận ra họ được: mặt họ thường lộ vẽ trên trước như một quan thanh tra, thái độ thì như đang làm ơn cho Tam Bảo khi họ viếng chùa và họ lại thích bàn chuyện thi phi, nhất là của tăng ni.

Nhưng một hôm, thầy chợt hiểu tại sao ân sư bảo nên dạy Phật Pháp. Đó là vì thầy cần tập mở lòng từ bi. Nếu thầy không thích những hạng người đó thì chứng tỏ thầy còn thiếu từ bi. Họ đang khổ vì vô minh và đang tạo nghiệp rất nặng mà mình lại còn chỉ trích họ nữa!

Thật ra, họ đang giúp chúng ta phát triển tâm từ bi bằng không thì sẽ không bao giờ thành Phật được!

Họ đang chỉ rõ rằng mình thiếu từ bi nếu mình lạnh nhạt hay chỉ trích lại họ.

Khi nhận ra điều này, thầy cảm thấy xúc động và  vô cùng biết ơn ân sư. Thầy đã từng rất ích kỹ và vô ơn nhưng ngài vẫn kiên nhẫn dạy mình cho nên thầy mới được như ngày hôm nay.

Vì thế thầy càng kiên quyết dạy Ngũ giáo như ân sư đã nhọc công truyền dạy cho thế hệ sau.

Thật ra, thầy vẫn thường xuyên tự hỏi tại sao mình cứ cố gắng dạy những người học trò vô ơn bạc nghĩa. Nhưng đồng thời lại biết ơn họ vì họ đang giúp mình tu tâm từ bi.

Mỗi ngày, khi vừa thức giấc thầy cảm thấy rất có phước được làm thầy tu vì rất thích cuộc sống thanh đạm này. Thầy tự nhủ mình phải luôn luôn khiêm tốn và khi nhìn bất cứ ba người nào đều nhận ra họ là thầy của mình.

Phản Hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Phần được đánh dấu là bắt buộc *

*

Bạn có thể sử dụng các HTML thẻ và thuộc tính: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Bộ gõ AVIM-Reloaded