Thầy Dạy Lão Tử

Thường Tung bệnh nặng.

Lão Tử đến thăm, hỏi: “Lần này chắc thầy khó mà qua khỏi cái nạn này. Sư phụ có muốn trăn trối gì cho chúng con không?”

Thường Tung nói: “Qua chỗ quê hương xưa thì phải xuống xe.”

Lão Tử: “Nghĩa là không được quên cội nguồn chăng?”

Thường Tung bảo: “Ừ, phải đấy. Qua chỗ cây cao thì bước lẹ.”

Lão Tử: “Vậy là phải kính bậc cao niên?”

Thường Tung: “Phải!” Rồi há miệng cho Lão Tử coi và hỏi: “Lưỡi ta còn không?”

Lão Tử thưa: “Còn.”

“Răng ta còn không?”

Lão Tử: “Rụng hết cả rồi. Lưỡi còn là vì nó mềm. Răng rụng là vì nó cứng.”

Thường Tung thở ra: “Ta không còn gì để dạy các con nữa.”

*****

Đến quê hương thì xuống xe nghĩa là không nên quên gốc của mình. Cái chúng ta có ngày nay là nhờ tổ tiên nuôi dưỡng mà được.

Cây già thì cao. Bước lẹ thì tỏ lòng kính trọng không dám quấy nhiễu. Người lớn tuổi thường có kinh nghiệm và trí huệ nên đáng được kính trọng.

Ai mà không quên gốc và biết trọng người có trí huệ là nhân tài.

Răng tượng trưng cho sự cứng rắng, tranh chấp. Lưỡi dụ cho sự khiêm nhường. Vậy trong việc cư xử, “dịu hơn xẵng” và “lạt mềm buộc chặt.”

Bậc có trí huệ biết cách sống.

Phản Hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Phần được đánh dấu là bắt buộc *

*

Bạn có thể sử dụng các HTML thẻ và thuộc tính: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Bộ gõ AVIM-Reloaded