Chữa bệnh lũy thừa ba

Tôi lớn lên với sự thích thú phim ảnh Kung fu của Trung Quốc. Đến nay, vẫn còn một vài đài chuyên chiếu loại phim này.

Cốt chuyện thường đơn giản. Tại một làng nhỏ những vị võ sư đến mở trường dạy, một ngày nọ, đám quân gian xuất hiện, đập phá võ đường, giết chết giáo chủ và gây thương tích trầm trọng cho đệ tử. Thoát chết, người đệ tử thề sẽ trả thù, săn sóc vết thương, và chí tâm rèn luyện Kung fu. Sau đó anh ta rời nơi ẩn náu, tìm đến đám quân gian, phá hủy và tiêu diệt bọn chúng.

Sự hấp dẫn của loại phim này nằm trong cốt truyện đơn giản của nó. Lúc xem phim, tôi âm thầm chấp nhận sự trả thù: lẽ đương nhiên thiện sẽ thắng ác, mặc dù kẻ xấu thường phải chịu những cái chết rất đau đớn thê thảm. Theo trực giác, thông thường người ta phải trả nghiệp nếu làm ác và/hoặc tạo nghiệp. Đó là luật nhân quả: gây đau đớn và khổ sở thì phải chịu đau đớn và khổ sở, phá hủy thì sẽ bị tiêu diệt.

Bây giờ, đã trở thành một người xuất gia, tôi gặp rất nhiều người đến với tôi bởi vì họ có bệnh mà không chữa được. Đối với họ hình như chùa là nơi cuối cùng họ tìm đến khi không còn hy vọng nào khác nữa.

Nhân cơ hội, tôi muốn nói về luật nhân quả. Tôi cố gắng giải thích cho họ rằng, theo quan điểm Phật giáo, bệnh hoạn là nghiệp quả do những hành vi tội lỗi trong quá khứ. Ví dụ, giết chết một con thỏ thì quí vị phải trải qua nỗi đau đớn và khốn khổ tương đương mà quí vị đã gây ra cho con vật vô tội đó. Lý thuyết có vẻ không công bằng với quí vị ư? Có nhớ những cốt chuyện Kung Fu Trung Hoa không? Sát sinh và phá hoại thì đương nhiên rằng quí vị cũng phải chịu sự chết chóc và tàn phá tương tự!

Ba khía cạnh liên quan đến sự chữa bệnh:

1. Quan niệm Tây Y (chữa bệnh1):

Y học Tây phương chuyên môn về giải phẫu và loại bỏ những phần thân thể bị hư hoại. Họ rất giỏi về việc điều trị triệu chứng của bệnh. Nhưng dù cho khả năng định bịnh và ngăn ngừa nguyên nhân của vấn đề giỏi đến bao nhiêu đi nữa, những cách giải quyết này vẫn còn hạn chế. Đó là lý do tại sao khi kết hợp với y học Đông phương, hiệu quả chữa bệnh tăng lên đáng kể.

2. Quan niệm Đông Y (chữa bệnh2):

Chữa bệnh có một quan điểm hệ thống sâu xa hơn (thêm một axis trục nữa, “nên thành lũy thừa hai”). Y học Đông phương xem bệnh hoạn như là một sự mất cân bằng của cơ thể. Trong khi nó có thể không hay bằng Tây y trong việc điều trị triệu chứng của bộ phận. Đông Y thường có hiệu quả hơn trong sự phòng ngừa và chữa bệnh toàn diện lâu dài (trị cả hệ thống).

Ví dụ, khi tham gia vào một trận chiến, chúng ta không những có mặt ở ngoài chiến trường mà còn có bộ chỉ huy? Nếu chúng ta chỉ tập trung vào mặt trận không thôi, chúng ta có thể tin rằng đối phương sẽ còn bày keo khác. Hoặc, có thể coi như chúng ta thắng trận, nhưng sự thật là, đối phương chỉ là đơn giản thay đổi chiến thuật, chờ cơ hội để thắng trận đánh lớn hơn.

Một khía cạnh thâm sâu hơn của y học Đông phương là khái niệm về Khí: Khí là luồng sinh khí lưu thông qua các hệ thống kinh mạch trong cơ thể chúng ta. Bệnh gây ra do bởi Khí đó bị nghẽn. Đây là lý do tại sao người ta có thể được chữa lành bệnh bằng cách đả thông sự tắc nghẽn này nhờ vào dược thảo, châm cứu, bấm huyệt, hoặc tập thể dục.

Mặc dầu phối hợp các phương pháp Đông Y và Tây Y đã đem lại lợi thế rất lớn lao, nó vẫn không giải quyết được những trường hợp bệnh tâm thần.

3. Quan niệm Phật giáo (chữa bệnh3):

Đó là do không phương pháp nào có thể giải quyết được tận gốc rễ của vấn đề: vẫn đang còn bị mắc kẹt vào những thể dạng và triệu chứng của bệnh.

Nhiều thầy thuốc không biết rằng bệnh là do ma quỷ và thần linh (thế giới âm) tạo. Những thực thể này xâm nhập vào cơ thể chúng ta, làm cho sự lưu chuyển của khí Khí bị nghẽn, và từ đó biểu hiện ra sự suy thoái của các bộ phận trong cơ thể.

Nói cách khác, cắt bỏ các phần cơ thể bịnh hoạn hoặc đả thông các mạch Khí một mình không đủ để giải quyết được nguồn gốc của vấn đề.

Khi Đại Hòa Thượng Tuyên Hóa còn sống, Ngài có thể giúp ta chữa bệnh bằng cách đuổi những con ma quỷ và thần linh đi. Những người bị bệnh nan y đã được chữa lành nhờ sự giúp đỡ của Ngài. Bà ngoại tôi cũng đã được Ngài chữa lành sau khi các bác sĩ Tây phương và Đông phương đều đã bó tay.

Đó là lý do tại sao, khi Hòa Thượng Tuyên Hóa vẫn còn trên thế gian này, nhiều người đã tìm đến Ngài xin giúp đỡ. Lúc lìa trần, cơ thể ông đầy dẫy bệnh hoạn và ông đau đớn tột cùng. Có lẽ người ta đã không biết rằng khi ông đồng ý giúp đỡ, trên cơ bản là ông đã can thiệp vào công việc của họ và do đó ông phải chết thay cho họ. Nói cho cùng thì một người nào đó phải chết hay phải chịu đựng đau khổ để cho một món nghiệp nợ được giải quyết!

Ở mức độ nào, những điều này liên quan đến việc chữa lành bệnh?

  1. Phải hiểu rằng bệnh tật là một hình thức giải quyết nợ. Bởi vì chúng ta gây ra đau đớn và đau khổ trong quá khứ, ví dụ như qua một nghiệp sát sinh, thì bây giờ chúng ta phải chịu gánh lấy quả báo. Hãy cẩn thận về việc tạo nghiệp sát sanh!
  2. Quả báo cóthể đến dưới hình thức như hủy hoại cơ thể, tiêu hao tài sản của cải cũng như hình thức đau đớn và khổ sở cho chính chúng ta và những người thân yêu. Đây là lý do tại sao những người trong nghề y có xu hướng có bệnh bởi vì họ đã sinh sống bằng cách chữa bệnh cho người khác, họ đang can thiệp vào quá trình giải quyết nợ nần, và vì thế họ phải gánh chịu một phần hoặc tất cả trách nhiệm của món nợ này.
  3. Những người may mắn và có nhiều phước có thể gặp Pháp Đại Thừa và được giúp đỡ. Họ có thể được hướng dẫn để tạo công đức dùng cho mục đích chữa bệnh. Trong nhiều trường hợp, ma quỷ và Thần linh đầy thù hận đó có thể chịu nghe và chấp nhận công đức này như là hình thức trả nợ đau đớn và chịu đựng của con nợ. Một tình huống hai bên cùng có lợi: đổi sự huỷ diệt để lấy phước lành, hoặc đổi sự đau khổ lấy thiền lạc.

Mặt khác, có rất nhiều người không tin vào ma quỷ và Thần linh. Họ không chịu thử nó, ngay cả phải trả giá bằng chính sinh mạng mình và/hoặc phải cam chịu sự đau đớn và khổ sở. Có lẽ họ quá cố chấp vào việc tiếp tục gây đau đớn và khổ sở cho người thân của mình trong việc giải quyết các khoản nợ trong quá khứ.

Phản Hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Phần được đánh dấu là bắt buộc *

*

Bạn có thể sử dụng các HTML thẻ và thuộc tính: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Bộ gõ AVIM-Reloaded