Từ Bi

Những người mới tham dự các buổi giảng kinh của chúng tôi thường hỏi: “Sự khác biệt giữa Phật giáoTiểu thừa và Phật giáo Đại thừa là gì?”

Phật giáo nói chung là sự phát triển trí huệ thông qua sự lựa chọn cách sống. Người tu theo Tiểu Thừa nhận thức sự đau khổ của RIÊNG họ và chọn chấm dứt nó bằng cách phát triển trí huệ của Thánh nhân (được gọi là Tứ Quả A La Hán). Ngược lại, người tu theo Đại thừa cũng nhận thấy rằng cuộc đời đầy đau khổ nhưng quyết định kết thúc nó bằng cách phát triển trí huệ để chấm dứt đau khổ cho TẤT CẢ chúng sinh.

Nói cách khác, trí huệ Tiểu thừa eo hẹp hơn so với trí huệ Đại Thừa. Tư tưởng Đại thừa được dựa trên bốn tâm vô lượng của từ, bi, hỷ xả.

Nhân cơ hội này, tôi nói một chút vào tâm vô lượng đầu tiên: từ. Trước và trên hết, chúng ta bắt đầu với sự phát triển tâm từ.

Từ bi trong Phật giáo

Trong Phật giáo Đại thừa, từ bi được gọi là từ bi vô điều kiện (Vô Duyên Từ), 無緣慈 tiếng Trung Hoa. Từ bi là cho niềm vui, vô điều kiện có nghĩa là chúng ta không bị ràng buột bởi một điều kiện gì hoặc không có quan hệ với những người mà chúng ta cho.

Làm thế nào để chúng ta tạo ra mối quan hệ hoặc điều kiện với người khác? Bằng cách cho họ hoặc nhận từ họ một cái gì đó. Tại sao gọi đó là quan hệ hay điều kiện? Suy nghĩ đi, khi quí vị cho người ta một cái gì, như hối lộ chẳng hạn, thì tự nhiên người ta thiên vị quí vị hơn.

Nhận từ người khác thì sao? Nó có tác dụng tương tự, nhưng ngược chiều lại, người nhận cảm thấy có bổn phận phải trả lại. Ngoài ra, nếu quí vị cũng giống như hầu hết những người cho, quí vị sẽ la cà quanh quẩn để cho người ta công khai ghi nhận sự hào phóng của mình để rồi quí vị có thể ngụp lặn trong sự ngưỡng mộ và tôn thờ của họ.

Đại thừa nhấn mạnh từ bi không điều kiện vì nó khó khăn hơn khi thực hành lòng nhân ái đối với những người mà chúng ta có rất ít hoặc không có quan hệ với họ.

Đặc điểm nổi bật của Từ bi

Tại sao Phật tử chúng ta bắt đầu với cho niềm vui? Tôi tóm tắc một vài lý do:

  1. Trái ngược với phương pháp điển hình của sự tìm kiếm hạnh phúc cá nhân, đó là “quyền bất khả nhượng”, chúng ta hiểu tầm quan trọng của việc làm cho người khác hạnh phúc. Quí vị có thể hạnh phúc được bao lâu khi chồng của quí vị không hạnh phúc? Tương tự, khi quí vị làm cho con mình sung sướng, có phải nó cũng làm cho quí vị sung sướng không? Như quí vị thấy đó, bí mật của hạnh phúc là làm cho người khác hạnh phúc, hơn là làm hài lòng cho chính mình. 

    Bây giờ, tôi xin hỏi: hôm nay quí vị đã làm gì để mang lại một nụ cười trên khuôn mặt mẹ mình chưa?

  2. Không giống như trí huệ thông thường, người Phật tử không thích được gọi “là đúng”. Thay vào đó, chúng tôi nhường phần thắng cho tha nhân. Chờ một chút, lý do chúng ta đi học và cập nhật hóa kiến thức, có phải là với mục đích để nhận thấy và làm điều đúng? Hãy nghĩ về điều này, lúc quí vị tán tỉnh vợ mình, thì sự tán tỉnh đó dựa vào trình độ hiểu biết của quí vị hay là vào những việc làm cho cô ấy vui vẻ và cảm thấy rằng nàng là người duy nhất trên thế giới của quí vị? OK, OK. Bây giờ quí vị đã thức tỉnh với sự giả giối ban đầu mà có lẽ là động cơ thúc đẩy là những ham muốn tình dục, vậy thì điều khôn ngoan là trở lại lý luận, phải không? 

    Quí vị tranh cải với người phối ngẩu và muốn chứng tỏ là mình đúng bao lâu một lần? Ngay cả khi quí vị đang ở bên đúng, người kia có thực sự được thuyết phục và chuyển đổi sang bên quí vị? Tôi chắc là nếu quí vị thắng trong hầu hết những lần bất đồng ý kiến, thì quí vị có thể đã trải qua ba hoặc bốn mối tình rồi mà vẫn chưa tìm ra lý do tại sao mình là một kẻ thất bại trong tình yêu khi quí vị thường xuyên đúng. Hoặc, nếu quí vị về nhì trong hầu hết những lần cải vã, thì quí vị có cảm thấy bực tức khi người tình của mình lúc nào cũng đúng không?

    Nhưng, còn làm chuyện đúng thì sao? Đúng rất tương đối đối với quan điểm của từng cá nhân. Điều đúng cho một người Hồi giáo không nhất thiết cũng là đúng đối với người theo tôn giáo khác. Vậy thì, chúng ta có quyền bắt người khác phải chịu đựng mình ư? Cuộc chiến Iraq là một minh chứng hùng hồn cho sự ngu ngốc này.

    Nói cách khác, thay vì tập trung vào việc chứng minh rằng mình là đúng, chúng ta nên tập trung vào những gì là đúng cho người khác. Quí vị có nhận thấy rằng khi chúng ta làm cho họ hạnh phúc, chúng ta đang ở bên phải? Quan trọng hơn, họ cũng vậy luôn! Và họ sẽ không tranh luận chống lại điều đó!

  3. Điều quan trọng phải hiểu rằng chứng minh mình là đúng, hoặc khăng khăng mình là đúng, là một hình thức gây hấn xâm lược. Thật không ngạc nhiên khi quí vị cô đơn, không ai biết đến và không hạnh phúc! 

    Một trong những học sinh của tôi đã kẹt vào giả thuyết sai lầm này. Ông nghĩ rằng lúc nào ông cũng phải đúng để cho con ông có thể biết phân biệt phải trái. Có một lần, ông đem con mình đến Chùa vì không kiếm ra người giữ trẻ. Quí vị có ngạc nhiên không nếu tôi nói với quí vị rằng thằng bé rất sung sướng, nhảy từ người này đến người kia, ngoại trừ đến gần cha nó? Vì quá bận rộn, tôi hầu như không có thì giờ dành cho cậu bé, tất cả tôi có thể làm là hướng tâm tử tế của mình đến nó. Và, một điều kỳ lạ xảy ra: lần thứ hai, thằng bé tham dự Pháp hội, trước khi ra về, nó chạy đến ôm gì lấy chân tôi một cách quí mến .

  4. Ở mức độ sâu hơn, từ bi là căn bản cho lòng tốt. Nếu quí vị muốn biết, mình là một người tốt hay không, chỉ cần nhìn thử quí vị có thể làm việc tốt đến chừng nào. Quí vị có thể làm việc tốt mà không có từ bi không? Đây là lý do tại sao người Đại Thừa, với mục tiêu là giúp đỡ người khác, bắt đầu với sự từ bi.

Không giới hạn

Cuối cùng, đừng quên tính chất không giới hạn của từ bi.

Tại sao không giới hạn? Bởi vì:

  1. Không chỉ giới hạn trong những người chúng ta biết và thích, mà cũng giúp những người chúng ta không biết và cũng không thích luôn. Trong thực tế, chúng ta tử tế với tất cả chúng sinh!
  2. Không hạn chế số lượng, người ta không tự ý bắt đầu với một số lượng định trước hoặc một giới hạn vạch ra ban đầu. Như vậy nó giúp chúng ta nhận thức được tính keo kiệt, bủn xỉn của mình.
  3. Không đặt giới hạn thời gian. Nếu làm như vậy, quí vị chẳng hề có chút kiên nhẫn nào! Quí vị không phải là người bạn tốt. Sẽ không ai thèm đến với quí vị khi người ta cần một người biết thông cảm để tâm sự hoặc được an ủi.
  4. Không giới hạn bởi không gian: chúng ta trải rộng lòng tốt khắp mọi nơi, một cách âm thầm và giản dị.

Giờ quí vị biết rồi đó – từ bi là chìa khóa của hạnh phúc cá nhân.

Phản Hồi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Phần được đánh dấu là bắt buộc *

*

Bạn có thể sử dụng các HTML thẻ và thuộc tính: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Bộ gõ AVIM-Reloaded